Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?

Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống ở ngưỡng 37 độ C giúp bé có cảm giác ấm áp, gần gũi như khi ti mẹ đó ạ. Vậy làm thế nào để pha sữa đúng nhiệt độ và đúng nguyên tắc, giúp con được ti dòng sữa ngon ngọt đủ chất mẹ nhỉ? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay nhé!

Nhiệt độ sữa tác động đến bé yêu như thế nào?
Nhiệt độ sữa tác động đến bé yêu như thế nào?

1. Nhiệt độ sữa tiêu chuẩn giúp bé ti ngon miệng

Tại sao lại là 37 độ C? Đây là mức nhiệt bằng với nhiệt độ của sữa mẹ khi bé ti trực tiếp, đồng thời tương thích với nền nhiệt cơ thể bé. Con sẽ thấy an toàn và thân thuộc, có cảm giác tựa bầu sữa mẹ vậy.

Khi mẹ không thể cho bé ti trực tiếp, sữa mẹ vắt ra nên được bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát hoặc ngăn đá và rã đông hết tinh thể đá trước khi hâm nóng. Nhiệt độ nước hâm lại sữa mẹ cũng không nên vượt quá 75 độ C bởi hâm sữa nhiệt độ cao sẽ khiến cấu trúc của các liên kết protein bị phá vỡ, sữa không còn đảm bảo chất lượng nữa đâu ạ.

Kể cả khi bé uống sữa bột, mẹ hãy pha sữa trong khoảng nhiệt độ 40 – 70 độ C tùy loại sữa theo hướng dẫn trên vỏ hộp. Sau đó mẹ làm nguội sữa về khoảng nhiệt độ 37 độ C để mang lại cảm giác dễ chịu cho dạ dày bé, mẹ cũng không lo con bị lạnh bụng hay bị bỏng rát lưỡi.

Đây là nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống lý tưởng để con dễ chịu và thoải mái sẽ ti ngoan hơn, ưa miệng và dễ làm quen với thói quen ti bình hơn.

Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống tốt nhất là 37 độ mẹ nhé
Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống tốt nhất là 37 độ mẹ nhé

2. Cách kiểm tra nhiệt độ sữa khi cho bé ti

Góc của mẹ đã giải đáp thắc mắc tại sao nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống nên là 37 độ C rồi. Thế nhưng làm thế nào để biết sữa của con đang ở trạng thái nhiệt phù hợp mẹ nhỉ? Cùng điểm qua những cách kiểm tra nhiệt độ sữa chính xác trước khi cho bé ti mẹ nhé.

2.1. Cách 1: Nhỏ vài giọt sữa ra cổ tay hoặc mu bàn tay

Nếu sữa tiếp xúc với da gây cảm giác nóng rát, mẹ nên ngâm bình sữa trong cốc nước mát hoặc để dưới vòi nước sạch trong khoảng 5 – 10 phút. Trong khoảng thời gian đó, mẹ tiếp tục kiểm tra từ 1 đến 2 lần trước khi cho bé ti để đảm bảo sữa không bị quá nóng gây rát da hay quá lạnh, tạo cảm giác hơi mát khi chạm vào tay mẹ.

Nhỏ vài giọt sữa ra cổ tay hoặc mu bàn tay, nếu thấy ấm, không bị rát tức là đã an toàn cho bé uống 
Nhỏ vài giọt sữa ra cổ tay hoặc mu bàn tay, nếu thấy ấm, không bị rát tức là đã an toàn cho bé uống

2.2. Cách 2: Sử dụng nhiệt kế thường, nhiệt kế hồng ngoại hoặc que đo nhiệt

Nếu dùng nhiệt kế thường, mẹ nên đổ một ít sữa ra cốc nhỏ để thử, tránh làm sữa bị nhiễm khuẩn. Với que đo nhiệt, đảm bảo phần que đo được vệ sinh sạch, sau đó mẹ nhúng đầu que vào bình sữa để kiểm tra.

Để đảm bảo nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống chính xác và đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, mẹ nên dùng nhiệt kế hồng ngoại. Mẹ đưa đầu cảm biến cách bề mặt sữa khoảng 1 – 3cm. Nếu nhiệt độ hiển thị trên thiết bị là 37 độ C thì con uống được rồi đó ạ.

Nhiệt kế hồng ngoại là một giải pháp tiện dụng cho mẹ
Nhiệt kế hồng ngoại là một giải pháp tiện dụng cho mẹ

2.3. Cách 3: Sử dụng máy hâm sữa

Đặt nhiệt độ của máy hâm ở mức 37 độ C, nhấn khởi động và chờ từ 6 đến 8 phút. Nếu vẫn chưa yên tâm, mẹ nhỏ 2-3 giọt sữa ra cổ tay để kiểm tra như phương pháp 1 trước khi cho bé uống sữa nhé.

Cách làm này giúp sữa vừa giữ được độ thơm ngon lại tiết kiệm thời gian 
Cách làm này giúp sữa vừa giữ được độ thơm ngon lại tiết kiệm thời gian

Để tìm hiểu cách sử dụng máy hâm sữa, mời mẹ đọc bài viết: [GIẢI ĐÁP] Mẹ nên hâm sữa bằng máy trong bao lâu?

3. Lưu ý nhiệt độ nước khi pha và hâm sữa cho trẻ sơ sinh

3.1. Không pha sữa với nhiệt độ nước quá cao (trên 75 độ C)

Pha sữa ở nhiệt độ vượt ngưỡng 75 độ C khiến sữa lâu nguội, mẹ mất công kiểm tra nhiệt nhiều lần trước khi cho con ti. Con phải chờ mẹ trong khi đói thì tội lắm mẹ ạ.

Hơn nữa, chuyên gia còn cho rằng nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống ở mức nhiệt 75 độ C khiến các chất dinh dưỡng trong sữa bị biến đổi, thậm chí kết tụ, vón cục, kích hoạt cơ chế tự đào thải, gây tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, co thắt dạ dày do hệ tiêu hóa của bé chưa có khả năng tiêu hóa những dị vật lớn. Pha sữa ở mức nhiệt quá cao khiến mẹ mất công pha đi pha lại, vừa lãng phí, vừa tốn thêm thời gian.

Pha sữa ở nhiệt độ quá cao làm biến đối chất dinh dưỡng có trong sữa
Pha sữa ở nhiệt độ quá cao làm biến đối chất dinh dưỡng có trong sữa

3.2. Không hâm sữa mẹ với nhiệt độ nước thấp (Dưới 37 độ C)

Không chỉ nhiệt độ cao quá 75 độ C mà nhiệt độ thấp dưới 37 độ C cũng tác động không tốt đến quá trình tiêu hóa sữa của bé. Nhiệt độ không đủ khiến sữa không được làm ấm hoàn toàn, khi vào cơ thể bé sơ sinh sẽ gây ra các hiện tượng lạnh bụng, nôn trớ, tiêu chảy rất nguy hiểm.

Như vậy, nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống được khuyến cáo ở mức 37 độ C. Khi pha sữa mẹ nhớ dùng nước ở mức nhiệt  40 đến 70 độ C. Đồng thời cần đảm bảo nhiệt độ hâm sữa trong khoảng 37 độ C để đảm bảo dinh dưỡng có trong sữa, giúp con ti ngoan hơn và phát triển tốt hơn.

Nếu còn thắc mắc về nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống bao nhiêu là hợp lý?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cách pha sữa cho trẻ 6 tháng tuổi chuẩn khoa học
Cách pha sữa cho trẻ 6 tháng tuổi chuẩn khoa học
Cách pha sữa cho trẻ 6 tháng tuổi như thế nào để giữ trọn vẹn những giá trị dinh dưỡng? Nếu pha sữa sai cách có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết cách pha sữa và những lưu ý bố mẹ cần ghi nhớ để […]
Cách phân biệt sữa thanh trùng và tiệt trùng đơn giản nhất
Cách phân biệt sữa thanh trùng và tiệt trùng đơn giản nhất
Để phân biệt sữa thanh trùng và tiệt trùng, mẹ cần dựa vào sự khác nhau trong cách xử lý nhiệt độ sau khi lấy nguồn sữa từ động vật. Vậy loại sữa nào sẽ tốt hơn cho bé yêu, giúp con tăng cân và phát triển khỏe mạnh? Tất cả mọi bí kíp chọn […]
Sữa hâm nóng để được bao lâu? Nguyên tắc mẹ cần ghi nhớ
Sữa hâm nóng để được bao lâu? Nguyên tắc mẹ cần ghi nhớ
Sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu? Câu trả lời chính xác là 1 giờ mẹ nhé! Sau khoảng thời này, mẹ bắt buộc phải bỏ sữa đi, không nên cho bé uống hay tận dụng làm sữa chua đâu ạ. Mẹ hãy đọc bài viết chia sẻ về sữa hâm nóng […]
Giỏ hàng 0