Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không? Nên hạn chế mẹ ơi

Vào mùa hè thời tiết oi bức, nóng nực, mẹ muốn uống nước lạnh để giải khát, nhưng lo rằng đang trong giai đoạn cho con bú nếu uống sẽ có tác động xấu đến bé. Vì thế, mẹ muốn tìm hiểu kỹ càng xem mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không để không ảnh hưởng đến cả hai mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp “tất tần tật” thắc mắc trên, hướng dẫn mẹ cách uống đúng, đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Mẹ uống nước lạnh khi cho con bú có sao không? Nên hạn chế mẹ ơi

1. Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?

Trong chương trình LactoClave 2016 do Medela tổ chức, tiến sĩ Raghuram Mallaiah – giám đốc Khoa sơ sinh khẳng định mẹ không nên uống nước lạnh khi đang cho con bú. Bởi việc uống nước lạnh trong giai đoạn này gây ảnh hưởng rất nhiều để sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ kéo xuống dưới để tìm hiểu rõ hơn tác hại của việc uống nước lạnh khi cho bú, từ đó có quyết định đúng đắn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và bé cưng mẹ nha!

1.1. Mẹ dễ bị nhiễm lạnh

Sau sinh mẹ thường xuyên phải ở trong phòng kín gió, cộng thêm thời tiết nắng nóng làm thân nhiệt tăng cao, nên mẹ thường uống nước lạnh để hạ nhiệt cơ thể. Nhưng mẹ ơi, một cốc nước lạnh tưởng chừng như vô hại nhưng uống nhiều lần trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đó. 

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Uống nước lạnh tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ra vô và tác hại đến sức khỏe của mẹ và bé

Bởi sau sinh nhiệt độ cơ thể mẹ đã rất thấp do mất nhiều máu và dưỡng chất trong quá trình vượt cạn. Nếu lúc này mẹ uống nước lạnh thì nhiệt độ cơ thể giảm mạnh, khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Cộng thêm sức đề kháng lúc này của mẹ còn yếu, dễ tạo điều kiện hình thành các bệnh như nhiễm lạnh, cảm cúm, ho,… ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

1.2. Nguy cơ tiêu chảy – đau bụng cao

Hệ tiêu hóa sau sinh của mẹ rất yếu, do trong quá trình mang thai nồng độ progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao làm giảm chức năng của nhu động ruột. Riêng đối với mẹ sinh mổ còn do thuốc kháng sinh, giảm đau trong cơ thể chưa tan hết, gây nóng trong, tác động đến các cơ quan nội tạng, trong đó có cả hệ tiêu hóa. Từ đó, hệ tiêu hóa của mẹ nhạy cảm hơn bình thường. Mẹ uống nước lạnh lúc này không tốt chút nào đâu ạ! 

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không? Việc uống nước lạnh sau sinh rất dễ khiến mẹ gặp phải nguy cơ tiêu chảy, đau bụng

Nước lạnh dễ khiến mẹ bị lạnh bụng, làm hại dạ dày, gây tiêu chảy, mất nước do sự xung đột của 2 nguồn khí nóng lạnh, khiến hoạt động hấp thụ dưỡng chất để tạo ra năng lượng bị hạn chế, mẹ dễ kiệt sức, mỏi mệt.  

Không những thế, nước lạnh còn khiến các mạch máu trong ruột và dạ dày của mẹ co thắt do nước lạnh có nhiệt độ thấp, làm tĩnh mạch thần kinh phía sau cổ và hệ thống kinh tim bị ảnh hưởng. Điều này làm cản trở khả năng tiêu hóa của cơ thể, không thể đào thải thức ăn cứng gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… 

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Khi mẹ uống nước lạnh, nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột sẽ gây tác động lên hệ thần kinh phía sau cổ và hệ thống kinh tim dẫn đến co thắt mạch máu, ruột và dạ dày

1.3. Cơ thể mẹ thường xuyên uể oải – mệt mỏi

Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến mẹ khó chịu, muốn uống nước lạnh để làm mát cơ thể. Nhưng mẹ ơi, uống nước lạnh chỉ làm mẹ cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn, về lâu dài sẽ khiến mẹ mệt mỏi, mất nhiều năng lượng. 

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Nước lạnh chỉ làm mẹ cảm thấy mát mẻ trong khoảng thời gian ngắn, ngược lại sẽ cơ thể mẹ tốn nhiều năng lượng hơn

Bởi nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ, việc uống nước lạnh khiến mẹ phải hao tổn thêm năng lượng để làm ấm nước lạnh đã uống và cân bằng nhiệt độ của các bộ phận khác. Vì vậy, mẹ sau sinh uống nước lạnh trong khi sức khỏe còn yếu càng khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải hơn. Hơn nữa, uống nước lạnh còn khiến các dây thần kinh ê buốt, tác động đến não, nặng hơn còn gây ra hiện tượng đau đầu, lưng, vai ở mẹ. 

1.4. Mẹ ê buốt răng

Trong quá trình mang thai, phần lớn canxi của mẹ đã chuyển qua con để hình thành và phát triển khung xương. Sau sinh cơ thể mẹ cũng phải dành nguồn dinh dưỡng, trong đó có canxi để tạo sữa mẹ nuôi con. 

Dần dần, men răng của mẹ không còn tốt như trước, các ống thần kinh trong răng cũng nhạy cảm hơn bình thường. Khi tiếp xúc với nước có nhiệt độ quá thấp, các dây thần kinh sẽ truyền tín hiệu lên não, làm mẹ có cảm giác ê buốt. Uống nước lạnh trong thời gian dài còn tổn thương men răng, để lại các hệ quả như nứt răng, sâu răng,…

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Men răng và chân răng của mẹ sau sinh rất yếu nên việc dùng nước lạnh rất dễ khiến chân răng ê buốt, gây tổn thương men răng

1.5. Suy giảm nhịp tim

Không những thế, uống nước lạnh còn tác động và kích thích dây thần kinh phế vị (là dây thần kinh giao cảm của cơ thể, có tác dụng điều chỉnh tần số tim và huyết áp), khiến hệ thống thần kinh ở mẹ bị ức chế, gây suy giảm nhịp tim. Điều này đối với sức khỏe của mẹ hoàn toàn không tốt đâu ạ. Nếu nhịp tim suy giảm trong thời gian dài, cơ thể không nhận được đủ lượng oxy lên não sẽ gây ra các triệu chứng như khó thở, choáng váng, ngất xỉu,…

1.6. Dễ hắt hơi – sổ mũi – đau họng

Mẹ nghĩ uống nước lạnh lúc thời tiết nắng nóng sẽ không gây đau họng hay sổ mũi như khi uống lúc trời lạnh. Tuy nhiên, mẹ sau sinh uống nước lạnh trong bất kỳ thời tiết nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe đó ạ.

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Uống nước lạnh dù thời tiết nóng hay lạnh đều rất dễ gây đau họng, hắt hơi, sổ mũi đó ạ

Việc mẹ uống nước lạnh sau sinh dễ gây ra sự tích tụ chất nhầy dư thừa trên niêm mạc đường hô hấp, khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sống sót ở vòm họng, gây ra các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, đau họng, sổ mũi,…Bên cạnh đó, mẹ hay ốm vặt cũng dễ lây sang cho bé thông qua tiếp xúc gần hoặc đường sữa, con cũng không tránh khỏi hắt hơi – sổ mũi, khò khè cả đêm. 

2. Mẹ cho con bú mấy tháng thì uống được nước đá?

Theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa, mẹ sau sinh và nuôi con bằng sữa, mẹ không nên uống nước đá khoảng 1 – 6 tháng tùy cơ địa hồi phục nhanh hay chậm. Tuy nhiên thời điểm uống được nước đá tốt nhất sau khi thường là 3 tháng. 

Tiến sĩ Deepti Gupta – chuyên gia khoa phụ sản tại Babycenter Ấn Độ cho biết, sau sinh 3 tháng sức khỏe của mẹ đã dần hồi phục và ổn định, có thể sinh hoạt và ăn uống bình thường, kể cả uống nước đá. Nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ không nên uống nước đá quá lạnh (dưới 27 độ C), nhất là vào buổi sáng để tránh làm nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột. 

Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Mẹ sau sinh 3 tháng, khi cơ thể đã ổn định, hồi phục và sinh hoạt bình thường hoàn toàn có thể uống được nước đá

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên uống quá nhiều nước đá trong ngày (chỉ nên uống 100ml/ngày, tương đương 1 cốc nước) để cân bằng lượng nước đá và nước ấm trong cơ thể, đảm bảo cho quá trình tiết sữa, chất lượng sữa của mẹ. 

3. 4 lưu ý quan trọng khi uống nước đá với mẹ đang cho bé bú

Tuy sau sinh 1 tháng mẹ đã có thể uống nước đá, nhưng tốt nhất mẹ vẫn nên đợi đến 3 tháng hẵng uống, tránh gây ra các tác hại xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời, để đảm bảo an toàn tối ưu mẹ nên lưu ý 4 điều sau: 

1- Không uống nước đá quá lạnh

Thời tiết oi bức, nắng nóng nên mẹ thường muốn uống nước đá thật lạnh để làm mát cơ thể, tuy nhiên, mẹ không nên uống nước quá lạnh (dưới 27 độ C), đặc biệt là vào buổi sáng. Bởi, khi mới ngủ dậy, cơ thể mẹ vẫn chưa hoạt động bình thường, nếu mẹ uống nước lạnh lúc này sẽ gây ra co thắt mạch máu của niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng và kích thích hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy. 

Mẹ cho con bú mấy tháng thì uống được nước đá
Mẹ không nên uống nước đá quá lạnh, đặc biệt là vào buổi sáng rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đau bụng, đau dạ dày,…

Không những thế, nước lạnh còn tác động nhẹ lên nhu động ruột, gây ra tình trạng đau bụng, đau dạ dày, thậm chí là tiêu chảy. Mẹ chỉ nên uống nước lạnh ở nhiệt độ vừa phải (khoảng 27 – 41 độ C). Nước ở mức nhiệt này sẽ mẹ giải tỏa cơn khát, cơ thể sảng khoái hơn mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. 

2- Tránh xa nước đá khi cơ thể đang yếu

Khi thời tiết lạnh hoặc lúc cơ thể đang yếu, mệt mỏi, mẹ tuyệt đối không nên uống nước đá vì khí lạnh sẽ xâm nhập liên tục vào cơ thể làm mẹ phải hao tổn một lượng lớn năng lượng để điều hòa nước lạnh khiến cho cơ thể mẹ càng lúc càng suy yếu và rất dễ sinh bệnh. 

Mẹ cho con bú mấy tháng thì uống được nước đá
Khi cơ thể đang yếu, mệt mỏi mẹ nên tránh xa nước đá để tránh nhiễm lạnh, gây ra các bệnh như viêm họng, sổ mũi,…

3- Sử dụng nước đá sạch

Tuy sau sinh 3 tháng, cơ thể mẹ đã phục hồi và ổn định, nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, mẹ vẫn nên sử dụng nước đá trong tủ lạnh tại nhà và được làm bằng nước sạch, không nên mua ngoài hàng quán. Nhỡ không may mua phải nước đá làm từ nước máy, nước giếng,.. không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ đâu ạ. 

4- Không uống quá nhiều nước đá

Dù sau sinh 3 tháng mẹ đã uống được nước đá, nhưng mẹ vẫn nên hạn chế ở mức tối thiểu, chỉ nên uống tối đa 1 cốc/ngày (khoảng 100ml). Không nên uống quá nhiều sẽ dễ gây đau họng, ho khan, đau bụng,…

Mẹ cho con bú mấy tháng thì uống được nước đá
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ chỉ nên uống tối đa 1 cốc/ngày (khoảng 100ml)

4. 3 gợi ý tuyệt vời để giải cơn khát cho mẹ bỉm đang cho bé ti sữa

Nếu trời nắng, mẹ quá thèm nước đá nhưng lại lo sợ uống nước đá ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể thay thế bằng các thực phẩm khác có khả năng giải nhiệt tốt và an toàn như:

1- Nước chanh

Thay vì uống nước đá, mẹ nên chuyển sang uống nước chanh vừa giúp thanh lọc cơ thể, hạ huyết áp, vừa là thức uống tuyệt vời giúp mẹ giải khát, thư giãn khi mệt mỏi. Bởi trong trong nước chanh có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào như vitamin B, C, Canxi, Magie,… giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố trong cơ thể mẹ, đảm bảo nguồn sữa luôn sạch và an toàn.

Thực đơn giải khát cho mẹ, bé ti sữa ngon
Nước chanh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả bé và mẹ sau sinh

Tuy nhiên, mẹ cũng nên uống lượng chanh vừa phải (1 ly 100ml, mỗi tuần dùng hai lần) tránh lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa như hỏng men răng, ợ nóng, trào ngược dạ dày,… do tính axit trong chanh khá cao (khoảng 5%/quả).

2- Nước cam

Ngoài nước chanh, uống 200ml nước cam (tương đương với 1 quả cam) mỗi ngày nước cam cũng đem đến công dụng giải khát do chứa nhiều chất điện giải vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ. Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C giúp mẹ hấp thụ tối đa sắt có trong các bữa ăn để hỗ trợ sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu sau sinh vitamin A và chất chống oxy hóa cao, giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa ung thư và phục hồi sức khỏe sau sinh.

Thực đơn giải khát cho mẹ, bé ti sữa ngon
Cam cũng là loại thức uống thay thế nước lạnh rất tốt mà mẹ nên bổ sung cho cơ thể

3- Nước dừa 

Vào những ngày nắng nóng, uống nước dừa sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái và tỉnh táo. Bên cạnh đó, lượng kali, natri còn giúp mẹ bổ sung đủ lượng nước, cấp ẩm, phòng cảm sốt. Không những thế, nếu mẹ uống nước dừa với một lượng vừa đủ, sẽ giúp sữa mẹ mát, ngon và có nhiều dưỡng chất hơn. Nhưng mẹ cũng lưu ý uống vừa đủ để tránh dư thừa dưỡng chất, cụ thể mẹ chỉ nên uống khoảng 3 – 4 quả/ tuần

Thực đơn giải khát cho mẹ, bé ti sữa ngon
Nước dừa giúp mẹ tỉnh táo và sảng khoái hơn trong những ngày nắng nóng

Mách nhỏ cho mẹ: 

Ngoài uống đúng, uống vừa đủ mẹ cũng cần chú ý vệ sinh dụng cụ, ly đựng nước thật kỹ tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Gợi ý mẹ dùng Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy với chiết xuất lành tính từ ngô và rượu dừa giúp khử khuẩn và sạch sâu.

Sản phẩm giúp mẹ dễ dàng quét sạch mọi tồn dư, cặn bẩn trên ly đựng, bình và dụng cụ pha sữa cho bé nữa đó ạ. Mẹ chẳng cần chuẩn bị đồ đạc lỉnh kỉnh hay mất nhiều thời gian nấu nước sôi trụng khử khuẩn nữa rồi. Mẹ chỉ xịt vài giọt ra miếng rửa, lau qua 2-3 lần là đã sạch bong ngay, vừa nhanh, tiện lợi lại an toàn, giúp mẹ tiết kiệm được thời gian chăm bé.

Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn - lành tính với deal siêu hời
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn – lành tính với deal siêu hời

Tin HOT cho mẹ nữa đây ạ, hiện nhà Mamamy đang có deal ưu đãi siêu siêu hời luôn ạ. Mẹ ghé ngay gian hàng tham khảo và sắm đồ “xịn” dùng dần, để chăm sóc bản thân và bé cưng an toàn, luôn khỏe mẹ nha!

Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp đầy đủ về vấn đề mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không? Mẹ khi cho con bú được uống nước đá, nhưng không nên uống ngay khi mới sinh bé mà nên đợi đến 3 tháng khi cơ thể mẹ đã hồi phục và ổn định. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên có cách uống khoa học, không quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé cưng. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ở phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ nhanh chóng nhất!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không? Nên hạn chế mẹ ơi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0