Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Làm sao để bé chịu bú bình – 10 Tip mẹ bầu nào cũng cần

Hầu hết các bé không khó để làm quen với việc bú bình. Tuy nhiên, nó không xảy ra với tất cả các trường hợp. “Con tôi không chịu bú bình”, nhiều mẹ phải thốt lên như vậy khi bé yêu của họ làm điều đó trong sự căng thẳng. Những lời khuyên giúp mẹ cách làm sao để bé chịu bú bình sau. Sẽ là cứu cánh cho mẹ yêu khi rơi vào trường hợp này đấy. 

1. Tại sao bé không chịu bú bình?

Một số trẻ đến giai đoạn mọc răng thì cũng xuất hiện tình trạng chống đối với bú bình
Một số trẻ đến giai đoạn mọc răng thì cũng xuất hiện tình trạng chống đối với bú bình
  • Bé chưa thực sự đói: Có thể bình thường trẻ có thể ti mẹ mọi lúc kể cả khi không đói, vì trẻ thích cảm giác mút mát và nằm trong lòng mẹ. Nên mẹ nhầm tưởng rằng con rất nhanh đói và cho bú bình theo thời gian bú mẹ. Trẻ thường chỉ bú bình khi trẻ cảm thấy thực sự đói, nên nếu cho trẻ bú khi không đói chúng sẽ không hợp tác.
  • Bé chưa quen: Nhiều bé chưa tập làm quen sớm với việc bú bình thì cần thời gian để trẻ biết cách bú bình và làm quen với việc ti bình.
  • Do núm ti bình quá cứng: Trẻ quen với ty mẹ sẽ thấy một số loại núm ty bình cứng hơn, khó mút sữa hơn nên trẻ không hợp tác.
  • Chưa quen sữa bột: Nhiều mẹ không quen vắt sữa cho bé bú bình mà sử dụng sữa công thức để thay sữa mẹ cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể chưa quen mùi vị sữa công thức nên từ chối và không chịu ti bình.
  • Một số trẻ đến giai đoạn mọc răng thì cũng xuất hiện tình trạng chống đối với bú bình. Do trẻ ngứa lợi nên thích cắn chặt răng vào núm ty chứ không chịu mút sữa.
  • Có một số bé khó tính thì có thể không chịu ti bình do không quen người lạ cho bú bình hoặc tư thế bú bình bố mẹ chọn không phù hợp với con làm con khó chịu.

2. Mười tip giúp mẹ làm sao để bé chịu bú bình

Nếu mẹ muốn chủ động, tốt nhất hãy bắt đầu tập cho bé bú bình càng sớm càng tốt
Nếu mẹ muốn chủ động, tốt nhất hãy bắt đầu tập cho bé bú bình càng sớm càng tốt

Làm cách nào để bé chịu bú bình? Việc bú bình vốn dễ dàng với nhiều trẻ, bỗng dưng trở nên khó khăn với em bé nhà mình. Đừng lo lắng, những lời khuyên dưới đây có thể giúp mẹ đấy:

2.1. Làm sao cho bé bú bình: Bắt đầu sớm

Nếu mẹ muốn chủ động, tốt nhất hãy bắt đầu tập cho bé bú bình càng sớm càng tốt. Rất khó làm sao cho bé bú bình khi chúng đã quen với việc bú mẹ thường xuyên. Vì vậy, hãy cho bé làm quen với bình sữa khi con được 2 tuần tuổi. Hay thậm chí là 1 tuần tuổi.

Đối với một số bé sơ sinh, bình sữa quá xa lạ và khó hiểu. Đến nỗi bé không chịu bú lại lần thứ hai. Lời khuyên là làm sao cho trẻ bú bình sớm nhất và duy trì điều đó một cách thường xuyên.

Lưu ý cho mẹ: Cho bé bú bình thường xuyên, và đừng để chuyện đó bị gián đoạn. Theo dõi sát sao lượng sữa bé uống trong những ngày đầu để không gây nguy hiểm cho bé.

2.2. Làm sao cho bé bú bình: Nhờ sự trợ giúp

Tuy bé nhà mình còn rất nhỏ. Nhưng chúng có những thứ thích và không thích. Nếu mẹ không thể cho bé ăn bằng bình. Vậy, ông bà hay bố đôi khi có thể làm sao để trẻ bú bình đấy!

Một chút hướng dẫn từ người có kinh nghiệm: Trong khi mẹ đang vật vã không biết làm cách nào để trẻ bú bình, mẹ có thể muốn nhờ đến sự giúp sức từ những người có kinh nghiệm trong công việc này. Bà, chị gái, cô bạn thân, hay bất cứ nhân vật nào mẹ có thể tham khảo ý kiến. Với một chút kinh nghiệm từ những người đi trước, mẹ có thể sẽ biết làm thế nào để trẻ chịu bú bình.

Mẹ có thể muốn nhờ đến sự giúp sức từ những người có kinh nghiệm trong công việc này
Mẹ có thể muốn nhờ đến sự giúp sức từ những người có kinh nghiệm trong công việc này

2.3. Làm sao để trẻ bú bình: Không gian yên tĩnh

Bé có thể bị làm phiền bởi những tiếng ồn xung quanh. Hãy đưa bé đến một không gian yên tĩnh hơn. Sự thư giãn đôi khi có thể tạo ra một khác biệt rất lớn. Thay vì cố gắng làm sao cho bé chịu bú bình. Hãy bế trẻ trên tay và đung đưa nhẹ nhàng trong vài phút để trẻ bình tĩnh và thư giãn. Bằng cách tiếp cận dễ chịu này, mẹ sẽ dễ dàng làm thế nào cho bé bú bình hơn.

2.4. Làm sao để bé bú bình: Cho bé ăn khi đói

Làm sao tập cho bé bú bình? Một cách thông minh mà mẹ có thể thử đó là cho bé bú bình khi bé đói. Thông thường vào lúc này, trẻ rất muốn ăn nên sẽ có chút nhượng bộ. Bú bình là một trải nghiệm mới đối với bé, cái mà bé cần thời gian để có thể chấp nhận. 

Khi nào nên cho bé ăn? Mẹ đừng bắt đầu quá sớm khi bé chưa đủ đói. Vào lúc này, bé hoàn toàn chưa có động lực để thực hiện. Nhưng cũng đừng để bé quá đói mới bắt đầu. Sẽ phải mất một vài lần thử nghiệm để tìm ra thời điểm thích hợp. Hãy kiên nhẫn, rồi mẹ sẽ tìm ra “giờ vàng” cho việc làm thế nào để bé bú bình hiệu quả.

2.5. Làm sao cho bé bú bình: Bế đúng tư thế

Bé có thể làm tốt nếu được tập bú bình trong tư thế bú sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu bé nhà mình không thoải mái trong tư thế đó. Mẹ có thể thay đổi một chút nhằm đảm bảo làm cách nào cho bé bú bình với tư thế thuận tiện nhất.

2.6. Làm sao cho trẻ bú bình: Thay đổi bình sữa

Mẹ đang gặp khó khăn không biết làm cách nào cho trẻ bú bình. Đôi khi đơn giản chỉ việc thay một chiếc bình bú khác. Bé có khả năng thích và không thích một vài thứ xung quanh chúng. Mẹ có thể phải mất một chút thời gian và chi phí cho việc này.  

Lời khuyên cho mẹ là gì? Mẹ hãy thử từ 1 đến 2 bình trong mỗi lần cho con ăn. Và chỉ nên mua từ 3-4 bình để sử dụng thôi nhé!

Xem thêm cách cải thiện bé sơ sinh bú ít ở đây mẹ nhé:

Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bú ít?

Bé 7 tháng bú ít mẹ phải làm sao bây giờ

Giải đáp nhanh thắc mắc cho mẹ vì sao trẻ 5 tháng bú ít

Hãy làm thế nào để trẻ bú bình một cách đơn giản hơn chỉ bằng việc tìm ra sở thích của bé
Hãy làm thế nào để trẻ bú bình một cách đơn giản hơn chỉ bằng việc tìm ra sở thích của bé

2.7. Làm thế nào để trẻ bú bình: Thay đổi dòng chảy

Hãy làm thế nào để trẻ bú bình một cách đơn giản hơn chỉ bằng việc tìm ra sở thích của bé. Một số bé hứng thú với những tia sữa nhanh. Trong khi đó, một số trẻ khác thực sự khó chịu với việc đó.  

Cần cẩn thận với lứa tuổi của trẻ. Bú và nuốt sữa đúng cách cần rất nhiều sự phối hợp. Vì vậy, nên lưu ý đến lứa tuổi của bé để chọn ti sữa cho phù hợp. Đảm bảo rằng làm thế nào để con bú bình an toàn nhất. Nếu hút sữa không đúng cách, có thể làm chất lỏng đi vào phổi, và điều đó thực sự không hề tốt chút nào.

2.8. Làm sao cho bé bú bình: Sử dụng núm ti giả

Núm ti giả có vẻ có tác động tiêu cực đến bé, đặc biệt là các bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, từ 4 tháng tuổi trở xuống, một chiếc ti giả có thể giúp làm thế nào để bé chịu bú bình. Mẹ không nên sử dụng nó mọi lúc. Nhưng một vài lần trong ngày có thể giúp bé giảm mẫn cảm với việc bú bình.

Mẹ có thể xem thêm: Ti giả có lợi ích và tác hại gì? Lời khuyên tốt nhất cho mẹ yêu

Nếu việc làm sao để bé bú bình là quan trọng đối với mẹ, thì hãy thử cho bé bú bình ít nhất 1 lần mỗi ngày
Nếu việc làm sao để bé bú bình là quan trọng đối với mẹ, thì hãy cho bé bú bình ít nhất 1 lần mỗi ngày

2.9. Tiếp tục cố gắng

Thi thoảng, mẹ sẽ thấy việc làm sao để bé chịu bú bình thật căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng sử dụng các mẹo trên một cách thường xuyên có thể tạo ra được sự khác biệt lớn. Nếu việc làm sao để bé bú bình là quan trọng đối với mẹ, thì hãy thử cho bé bú bình ít nhất 1 lần mỗi ngày.

2.10. Trường hợp tồi tệ hơn

Khi mọi cố gắng làm cách nào để bé bú bình đều trở nên không hiệu quả. Mẹ có thể sẽ phải sử dụng đến những dụng cụ hỗ trợ khác như xi-lanh, thìa hoặc cốc. Đây nên chỉ là biện pháp cuối cùng khi tất cả mọi cách đã được thử và không thành công.

3. Cách nhận biết bé đã đủ dinh dưỡng

Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình
Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình

Nếu trẻ không bú bình bố mẹ sẽ lo lắng liệu trẻ có ăn đủ nhu cầu mỗi ngày không, để nhận biết việc trẻ có được cung cấp đủ dinh dưỡng hay không thì cần theo dõi sự phát triển của bé và các dấu hiệu khác:

  • Bé chậm tăng cân hoặc tăng cân không đạt tiêu chuẩn theo tháng tuổi, nếu nhận thấy sau khoảng 2 tuần trẻ học bú bình nhưng không tăng đạt tiêu chuẩn tức là việc cung cấp dinh dưỡng chưa đủ.
  • Bé tiểu ít trong ngày, lượng nước đưa vào cơ thể trẻ lúc này chủ yếu dựa vào việc sử dụng sữa. Nhưng nếu trẻ bú không đủ thì lượng nước tiểu cũng giảm, nước tiểu không trong, mà có màu vàng.

Mẹ có thể xem thêm: BẢNG TIÊU CHUẨN CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH MỚI NHẤT CHUẨN WHO

Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình. Hãy cho trẻ thời gian để tập bú bình, tuy nhiên không nên cho bé tập sớm trước 2 tháng tuổi vì sẽ làm bé nhầm lẫn giữa ti mẹ và ti bình, một số bé có thể bỏ bú mẹ. Dù cảm nhận trẻ bú ít nhưng nếu vẫn lên cân đều đặn thì chứng tỏ trẻ bú đủ không cần lo lắng.

Nếu bé không lên cân hoặc chậm lên cân dù làm mọi cách nên cho bé đi khám dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám cho bé.

Mẹ có thể xem thêm:

Phần kết

Trong một vài trường hợp, việc làm sao để bé chịu bú bình trở nên rất khó khăn. Bình sữa nên được giới thiệu đến bé một cách tự nhiên và thoải mái nhất. Nếu đang trong tình trạng bế tắc và căng thẳng. Mẹ hãy dành một chút thời gian để bình tĩnh lại. Thư giãn và bắt đầu lại từ đầu. Sau tất cả, với tình yêu thiêng liêng dành cho đứa con yêu, mẹ sẽ biết mình nên làm gì.

Nguồn tham khảo: Bé không chịu bú bình, phải làm sao?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Làm sao để bé chịu bú bình – 10 Tip mẹ bầu nào cũng cần”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bé bú bình phát ra tiếng kêu tặc tặc, khò khè có sao không?
Bé bú bình phát ra tiếng kêu tặc tặc, khò khè có sao không?
Bé bú bình phát ra tiếng kêu “tặc tặc” giống tiếng tặc lưỡi thì không nguy hiểm. Nhưng nếu bé thường xuyên phát ra tiếng kêu “khò khè” thì mẹ cần chú ý vì có thể bé đang mắc các bệnh về đường hô hấp đó ạ! Tại sao lại thế? Mẹ cùng theo dõi […]
6 nguy hiểm khi cho bé bú bình nằm. Đừng chủ quan mẹ ơi!
6 nguy hiểm khi cho bé bú bình nằm. Đừng chủ quan mẹ ơi!
Mẹ không nên cho bé bú bình nằm vì tiềm ẩn nguy cơ không tốt như: Sặc sữa, trào ngược dạ dày, rối loạn giấc ngủ, sâu răng,… Tại sao lại thế? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu tường tận trong bài viết sau nhé! 1. Không nên cho bé bú bình nằm Chăm sóc […]
Bú bình sẽ không có tác hại cho bé nếu mẹ biết cách làm đúng
Bú bình sẽ không có tác hại cho bé nếu mẹ biết cách làm đúng
Bú bình có tác hại gì là băn khoăn của nhiều mẹ khi muốn cho con chuyển sang hình thức bú bình. Thực chất thì bú bình chỉ có tác hại khi mẹ chọn bình sữa không chất lượng và cho bé bú bình sai cách thôi. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu kỹ hơn […]
Tại sao trẻ bú bình hay bị sặc? Nguyên nhân & cách xử lý
Tại sao trẻ bú bình hay bị sặc? Nguyên nhân & cách xử lý
Sặc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi bắt đầu học bú bình. Vậy trẻ bú bình hay bị sặc có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Cùng Góc của mẹ tìm câu trả lời qua bài viết này nhé! 1. Nguyên nhân khiến trẻ […]
Giỏ hàng 0