Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Hâm sữa tươi bằng lò vi sóng cực NGUY HẠI mẹ nhé!

Hâm sữa tươi bằng lò vi sóng là lựa chọn của nhiều mẹ bỉm. Tuy nhiên cách làm này sẽ làm biến chất các vitamin, chất dinh dưỡng, kháng thể có trong sữa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé đó mẹ ạ. Để bảo đảm an toàn cho con, mẹ đọc bài viết dưới đây để biết cách hâm sữa tươi giữ trọn vẹn dinh dưỡng nhé! 

Hâm sữa tươi bằng lò vi sóng sẽ khiến sữa dễ bị hỏng, mất các chất dinh dưỡng 
Hâm sữa tươi bằng lò vi sóng sẽ khiến sữa dễ bị hỏng, mất các chất dinh dưỡng 

1. Lý do không nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng

Hâm sữa cho bé bằng lò vi sóng giúp tiết kiệm thời gian, tiện lợi nhưng tiềm ẩn nhiều bất cập như: 

  • Sữa hâm nóng ở nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn E. Coli – vi khuẩn gây bệnh đường ruột phát triển: Tạp chí Nhi khoa (Mỹ) đã phát hiện ra rằng sữa mẹ hâm nóng ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng phát triển nhiều vi khuẩn E-coli hơn so với các phương pháp hâm nóng khác khoảng 18%. 
  • Lò vi sóng làm nóng sữa không đều: Lò vi sóng làm nóng theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, nên dễ gặp phải tình trạng nhiệt độ sữa bên trong cao nhưng ở bên ngoài lạnh mát. Điều này khiến mẹ khó xác định được nhiệt độ của bình sữa, một số trường hợp mẹ tưởng sữa đã nguội mà cho bé uống còn khiến bé bị bỏng. Ngoài ra, nhiệt độ cao trên 70 độ C còn khiến kháng thể, vitamin có trong sữa dễ bị bay hơi, phân hủy, làm biến đổi chất dinh dưỡng có trong sữa, ảnh hưởng tới sức khỏe bé.
Hâm sữa bằng lò vi sóng sẽ khiến sữa bị biến đổi chất, ảnh hưởng sức khỏe của bé
Hâm sữa bằng lò vi sóng sẽ khiến sữa bị biến đổi chất, ảnh hưởng sức khỏe của bé
  • Lò vi sóng sinh ra bức xạ nhiệt ion hóa: Lò vi sóng làm nóng bằng cách sinh ra các tia bức xạ, các tia này hấp thụ vào sữa làm nóng sữa lên. Bé thường xuyên uống sữa hấp thụ tia bức xạ sẽ tiềm ẩn nguy cơ gặp các bệnh: ung thư dạ dày, bệnh về đường ruột.
  • Dễ gây cháy nổ: Khi làm nóng bình sữa bằng lò vi sóng, hơi nước ở trong bình kín ở nhiệt độ cao (trên 80 độ C) nở ra, áp suất lớn sẽ sinh ra hiện tượng nổ, gây nguy hiểm cho cả gia đình.
  • Lò vi sóng dễ tồn dư vi khuẩn, dầu mỡ bẩn: Lò vi sóng thường được mẹ sử dụng để hâm thức ăn gia đình hằng ngày nên dễ tồn dư dầu mỡ trong lò. Môi trường dầu mỡ này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi hâm sữa bằng lò vi sóng, chất bẩn, vi khuẩn dễ dính vào bình sữa của bé. Thậm chí, đầu núm ti của bé còn bị ám mùi từ thức ăn, lò vi sóng khiến bé khó chịu, bỏ bú do thấy mùi lạ. 
Không nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng 
Không nên hâm sữa tươi bằng lò vi sóng 

Vì những lý do trên, mẹ đừng hâm sữa cho bé bằng lò vi sóng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé và cả nhà mình khỏi cháy nổ mẹ nhé. Vậy làm thế nào để hâm sữa tươi cho bé vừa đơn giản, thơm ngon lại không mất chất. Câu trả lời của mẹ dưới đây ạ!

2. Cách hâm sữa tươi không mất chất

Để hâm sữa tươi cho bé không mất chất, mẹ ưu tiên lựa chọn cách đun trực tiếp dưới lửa to với các bước sau: 

2.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ hâm sữa

Để hâm sữa cho bé mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • 1 nồi nhỏ 1 – 2 lít, đảm bảo mực sữa đổ vào cách nồi 4-6 cm. Nồi nên được rửa sạch để tránh chất bẩn  vào sữa vừa làm hỏng hay làm biến đổi mùi vị của sữa. 
  • 1 bếp để đun (bếp điện hay bếp gas đều được).
  • 1 cái muỗng hoặc 1 đôi đũa để đảo sữa cho nóng đều trong quá trình hâm, nên chọn muỗng dài để mẹ không bị nóng khi đảo. 

2.2. Bước 2: Tiến hành hâm sữa 

Mẹ đổ sữa tươi trực tiếp vào nồi, sau đó bật bếp ở lửa vừa để hâm. Mẹ đừng để lửa nhỏ quá nhé, hâm sữa lâu với lửa nhỏ sẽ khiến vitamin, các dưỡng chất dễ bay hơi hơn đó ạ. Mẹ để lửa vừa và đậy nắp khoảng 1-2 phút đầu tiên để làm nóng nồi, sau đó hâm sữa thêm 3-5 phút nữa để hiệu quả hâm sữa được cao nhất mẹ nhé.

Mẹ nên hâm sữa bằng lửa to để giảm thời gian hâm sữa giúp giảm bay hơi vitamin, dưỡng chất 
Mẹ nên hâm sữa bằng lửa to để giảm thời gian hâm sữa giúp giảm bay hơi vitamin, dưỡng chất 

2.3. Bước 3: Đảo đều sữa

Trong quá trình hâm sữa, mẹ dùng muỗng đảo khoảng 2-3 lần, mỗi lần 15s để đảm bảo sữa được nóng đều. Khi thấy sữa bắt đầu có bong bóng, lúc này sữa đã được khoảng 40 – 45 độ C và có thể dùng được rồi. Mẹ tắt bếp để chuẩn bị cho bé măm nhé. 

Lưu ý thêm cho mẹ: Trước khi cho bé bú mẹ nên để nguội sữa, kiểm tra nhiệt độ bình sữa bằng nhiệt kế, đảm bảo sữa cho bé bú ấm khoảng 37 độ C mẹ nhé!

Mẹ đảo sữa khoảng 2 -3 lần, mỗi lần 15s để sữa nóng đều 
Mẹ đảo sữa khoảng 2 -3 lần, mỗi lần 15s để sữa nóng đều 

3. Lưu ý khi mẹ hâm sữa tươi cho bé

Hâm sữa cho bé là bước làm ấm sữa, giúp bé ấm bụng thấy sữa ngon hơn. Mẹ lưu ý khi hâm sữa cần đảm bảo giữ được chất lượng của sữa bằng những cách sau: 

  • Không để sữa sôi tới 100 độ C: Nhiều mẹ có thói quen đun sữa sôi, tuy nhiên đây là cách làm sai lầm vì hâm sữa tươi ở nhiệt độ cao trên 70 độ C khiến lactose trong sữa bị đốt cháy, casein trong sữa bị lắng đọng tạo thành các chất khác không tốt cho sức khỏe của bé. Chính vì vậy, mẹ nên dùng nhiệt kế để kiểm tra mỗi 1-2 phút để kiểm soát được nhiệt khi đun sữa mẹ nhé!
  • Tiệt trùng bình sữa và dụng cụ pha sữa cho bé đúng cách: Sau khi hâm sữa, mẹ  đổ sữa sang bình để bé ti, do đó tiệt trùng bình sữa là bước vô cùng quan trọng đó mẹ ạ. Mẹ ưu tiên lựa chọn nước rửa, dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh bình sữa, núm ti, tránh sử dụng chất tẩy rửa có chứa hóa chất như chất tạo bọt SLS – SLES, chất tạo mùi thơm,… gây kích ứng miệng, hệ tiêu hóa của con. 
Vệ sinh sạch sẽ bình sữa của bé trước khi hâm sữa.
Vệ sinh sạch sẽ bình sữa của bé trước khi hâm sữa.

Mẹ xem thêm: Cách vệ sinh bình sữa đảm bảo an toàn cho bé yêu nhé!

  • Chỉ sử dụng sữa sau khi hâm trong 1 giờ: Sữa sau khi hâm nóng sữa nên sử dụng cho bé trong vòng 1 giờ bởi sữa sau khi hâm và để ở nhiệt độ phòng sẽ dễ bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Ngoài ra, nếu mẹ để bé uống lại sữa đã nguội sẽ khiến bé gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy đó a.
  • Chỉ hâm lượng sữa đủ cho bé bú 1 lần: Sữa hâm đi hâm lại nhiều lần, dưới tác động của nhiệt độ dễ bị hỏng các vitamin, dưỡng chất cần thiết cho bé. Lúc này, sữa sẽ không đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Mẹ chỉ đổ lượng sữa bé cần dùng trong 1 cữ để hâm cho bé và đừng tiếc giữ lại nếu bé uống còn thừa mẹ nhé. 
Thêm nước, đồ ăn khác vào sữa khiến sữa bị mất mùi vị của sữa.
Thêm nước, đồ ăn khác vào sữa khiến sữa bị mất mùi vị của sữa.
  • Không thêm đường vào sữa tươi: Mẹ cho đường vào trong sữa của bé sẽ khiến lysine trong sữa phản ứng với đường tạo thành lysine gốc glucose là chất gây hại cho cơ thể bé. 
  • Không thêm nước vào sữa tươi: Nước cho vào sữa dù không làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé quá nhiều nhưng sẽ làm loãng sữa, loãng các chất dinh dưỡng trong sữa và không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Lúc này, vị của sữa cũng nhạt hơn, mất vị ngon, ngọt, ngậy của sữa khiến bé chán bú, bỏ bú đó mẹ ạ. 
Sữa sau khi hâm chỉ nên dùng trong vòng 1 giờ
Sữa sau khi hâm chỉ nên dùng trong vòng 1 giờ

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã hiểu rõ bất cập, tác hại khi hâm sữa tươi bằng lò vi sóng cho bé. Mẹ nhớ đừng áp dụng cách này nha. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, mẹ để lại câu hỏi bên dưới bình luận để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Nguyễn Giang

cảm ơn admin

01-11-2021 08:29

Mamamy Admin

"Chào mẹ, Cùng theo dõi và đón đọc các bài viết từ Góc của mẹ nhé!"

31-12-2021 14:23


Bài viết cùng chủ đề

Hâm sữa cho bé đúng cách giúp giữ 100% dưỡng chất sữa mẹ
Hâm sữa cho bé đúng cách giúp giữ 100% dưỡng chất sữa mẹ
Sữa mẹ sẽ không mất đi giá trị dinh dưỡng nếu mẹ bảo quản trong thời gian cho phép và hâm sữa đúng cách. Tuy nhiên, hâm sữa thế nào để vừa nhanh, hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây […]
Cách pha sữa không bị vón cục đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu!
Cách pha sữa không bị vón cục đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu!
Khi pha sữa, nếu mẹ không biết cách sẽ làm sữa bị vón cục, vừa ảnh hưởng đến chất lượng sữa, vừa khiến bé dễ bị sặc. Vì vậy, kỹ năng quan trọng mẹ cần trang bị để con yêu được chăm sóc tốt nhất chính là cách pha sữa không bị vón cục. Để […]
Cách pha sữa 70 độ cho bé đúng chuẩn mẹ đã biết chưa?
Cách pha sữa 70 độ cho bé đúng chuẩn mẹ đã biết chưa?
Nhiệt độ nước pha sữa quyết định rất nhiều đến chất lượng sữa. Nhiệt độ quá cao làm hỏng chất dinh dưỡng trong sữa, nhiệt độ thấp làm bé tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên mẹ áp dụng cách pha sữa 70 độ C để bé được dùng sữa an toàn […]
Hướng dẫn mẹ hâm sữa bằng nước nóng đúng cách
Hướng dẫn mẹ hâm sữa bằng nước nóng đúng cách
Hâm sữa bằng nước nóng tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng nếu mẹ làm sai cách, chất dinh dưỡng trong sữa sẽ mất đi, hoặc bị biến chất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi uống vào cơ thể. Vậy mẹ bảo quản thế nào để sữa không hỏng, hâm sữa thế […]
Giỏ hàng 0