Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

[HƯỚNG DẪN] Mách mẹ cách pha sữa thanh ĐƠN GIẢN

Mẹ bỉm nào khi chuyển từ sữa bột công thức sang sữa dạng thanh cũng băn khoăn không biết cách pha sữa thanh có khác gì với cách pha sữa bột thông thường. Mẹ sợ pha sữa thanh không đúng cách khiến sữa bị vón cục, các chất dinh dưỡng bị biến đổi khiến con ti không ngon miệng, thậm chí ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách pha sữa thanh đơn giản, đúng cách nhất, tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Sữa thanh nghe có vẻ lạ lẫm, cách pha ra sao nhỉ?
Sữa thanh nghe có vẻ lạ lẫm, cách pha ra sao nhỉ?

1. Các bước pha sữa thanh 

1.1. Chuẩn bị pha sữa thanh

 Trước khi pha sữa thanh cho bé, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như sau:

  • Thanh sữa phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của con
  • Bình sữa và thìa pha
  • Bình đun hoặc ấm nước chuyên dùng để đun nước pha sữa
  • Nhiệt kế đo nhiệt độ sữa
  • Máy tiệt trùng bình sữa (Nếu có)
Nhiệt kế đo được cả nhiệt độ nước và sữa, cực tiện lợi mẹ nhỉ
Nhiệt kế đo được cả nhiệt độ nước và sữa, cực tiện lợi mẹ nhỉ

1.2. Các bước thực hiện

1 – Bước 1: Vệ sinh tay, khử trùng dụng cụ pha sữa

Trước khi pha sữa cho con, mẹ nên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tránh nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang sữa của bé. Tiếp theo, mẹ tiệt trùng bình sữa (dẫn link về bài viết 443: chưa lên bài) bằng máy tiệt trùng hoặc luộc bình sữa trong nước sôi ít nhất nhất 5 phút để diệt sạch vi trùng còn bám lại trên bình.

Vệ sinh bình với nước rửa bình và cọ chuyên dụng giúp làm sạch tối đa căn sữa thừa 
Vệ sinh bình với nước rửa bình và cọ chuyên dụng giúp làm sạch tối đa căn sữa thừa

2 – Bước 2: Chuẩn bị nước ấm pha sữa

Cách pha sữa thanh tốt nhất là mẹ sử dụng bình đun hoặc ấm nước chuyên dùng đun nước pha sữa cho bé. Lưu ý không nên dùng nồi nấu ăn, hoặc bình đun nước trà để đun vì rất dễ lẫn dầu mỡ, gia vị, hoặc mùi vị lạ, làm biến chất sữa, con tu ti không còn ngon miệng đâu ạ.

Sau khi đun sôi, mẹ để nước nguội tới nhiệt độ 40 – 70 độ C tùy theo nhiệt độ được hướng dẫn trên bao bì hộp sữa. Trong quá trình chờ nguội, mẹ dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước khoảng 5 phút 1 lần để thu được nhiệt độ nước chính xác.

Đun nước pha sữa trong nồi đun dành riêng cho bé
Đun nước pha sữa trong nồi đun dành riêng cho bé

3 – Bước 3: Đong lượng nước pha và số viên sữa cần pha

Mỗi thương hiệu sữa sẽ quy định số viên sữa được pha tương ứng với lượng nước cụ thể. Thông thường, một viên sữa được pha với 40ml nước. Mẹ tham khảo các khuyến cáo về lượng sữa bé uống trong một cữ theo độ tuổi trong bảng dưới đây để lựa chọn được số viên sữa pha phù hợp nhất nhé. 

Tháng tuổi Lượng sữa mỗi cữ bú Số viên Số cữ/ngày
7 ngày – 1 tháng tuổi  35 – 60ml 1 – 2 6 – 8 cữ
2 tháng tuổi 60 – 80ml 1.5 – 2 5 – 7 cữ
3 tháng tuổi 60 – 120ml 1.5 – 3 5 – 6 cữ
4 – 5 tháng tuổi 90 – 120ml 2.5 – 4 5 – 6 cữ
6 tháng tuổi 120 – 180ml 3 – 4.5 5 cữ
7 tháng tuổi 180 – 220ml 4.5 – 5.5 3 – 4 cữ
8 tháng tuổi 200 – 240ml 5 – 6 4 cữ
9 – 12 tháng tuổi 240ml 6 4 cữ

Bảng tham khảo lựa chọn số viên sữa pha theo cân nặng và tuổi

Lưu ý nhỏ: Mẹ cho nước vào bình sữa trước, sau đó thả viên sữa vào, tránh sữa không tan hết gây vón cục ở đáy bình hoặc tắc lại ở đầu núm ti.

4 – Bước 4: Lắc đều để viên sữa tan hoàn toàn trong nước

Mẹ vặn chặt núm ti, đậy nắp ngoài và lắc nhẹ tay hoặc lăn đều bình sữa trong khoảng 1 – 3 phút để hòa tan hoàn toàn thanh sữa, tránh tạo bọt khí trong bình khiến bé bị đầy hơi, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. 

5 – Bước 5: Kiểm tra lại nhiệt độ sữa

Nhiệt độ sữa phù hợp cho bé ti nằm trong khoảng 36 – 37 độ C, tương đương với nhiệt độ sữa ấm áp từ bầu ti mẹ. Để đảm bảo con ti sữa không bị bỏng, sữa không nguội quá khiến bé ti không ngon miệng, mẹ sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ sữa hoặc nhỏ vài giọt sữa ra mu bàn tay mẹ, mẹ cảm thấy sữa ấm ấm là bé ti được rồi đó ạ. 

Mu tay là nơi da nhạy cảm với nhiệt độ nhất, thích hợp để kiểm tra trước khi cho bé uống
Mu tay là nơi da nhạy cảm với nhiệt độ nhất, thích hợp để kiểm tra trước khi cho bé uống

Ngoài cách pha sữa thanh mẹ tham khảo thêm bài viết: Cách pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh để biết cách pha sữa phù hợp với loại sữa mẹ đang dùng cho bé nhé.

2. 5 lưu ý khi pha sữa thanh cho bé

Pha sữa thanh rất đơn giản, tuy nhiên, để đảm bảo con yêu được ti tu dòng sữa ngon miệng, an toàn, mẹ nắm vững những lưu ý sau: 

1 – Về nước pha sữa

  • Nước dùng để pha sữa cần được tiệt trùng sạch sẽ: Mẹ nên dùng nước đã được tiệt trùng hoặc nước đã qua máy lọc, đun sôi ít nhất 5 phút để loại bỏ tối đa các vi khuẩn gây hại cho đường ruột của bé.
  • Không nên pha sữa với nước sôi 100 độ C: Nhiệt độ quá cao sẽ làm biến chất các thành phần vitamin, khoáng chất, đạm có trong sữa, ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng chuyển hóa sữa của dạ dày bé yêu. 
Nhiệt độ pha sữa quá nóng sẽ làm biến tính đạm, vitamin và chết lợi khuẩn có trong sữa
Nhiệt độ pha sữa quá nóng sẽ làm biến tính đạm, vitamin và chết lợi khuẩn có trong sữa

2 – Đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha sữa: Một ngày, bàn tay mẹ làm biết bao nhiêu việc, vừa giặt giũ, thay bỉm, nấu nướng cho cả gia đình, không tránh khỏi những vi khuẩn có hại tồn tại trên tay. Trước khi pha sữa cho bé, mẹ nhớ rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, hạn chế tối đa sự tấn công của vi khuẩn tới hệ tiêu hóa của bé. 

3 – Không pha chung sữa với nước cháo, nước hoa quả, thuốc: Mỗi công thức sữa đều được nghiên cứu kỹ càng, đảm bảo sự cân bằng về thành phần và chất dinh dưỡng. Nếu mẹ tự ý pha sữa của con với thức ăn khác, mùi vị tự nhiên và sự cân bằng dưỡng chất của sữa sẽ không còn, bé con sẽ bỏ ti, thậm chí bị đau bụng đó ạ.

4 – Bảo quản cẩn thận túi sữa sau khi bóc: Mẹ nên kẹp chặt miệng túi, hoặc bọc thêm một lớp túi zip bên ngoài để tránh hơi ẩm lọt vào, tránh sữa nhiễm khuẩn, khiến bé bị đau bụng sau khi ti.

5 – Không nên pha sẵn nhiều sữa: Mẹ chỉ nên pha sữa tương đương với lượng sữa con ti trong một cữ, tránh pha quá nhiều và lưu trữ quá thời gian được khuyến cáo.

Các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo mẹ không nên pha sẵn sữa trữ lạnh bởi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột 
Các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo mẹ không nên pha sẵn sữa trữ lạnh bởi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột

3. Hỏi – đáp về cách pha sữa thanh

3.1. Pha sữa xong nhưng bé chưa uống ngay thì có thể để lại trong vòng bao lâu?

Nếu mẹ pha xong mà bé chưa chịu ti, mẹ chỉ nên bảo quản sữa khoảng 1 -2 tiếng trong máy hâm sữa ở nhiệt độ khoảng 37 độ C hoặc nắp kín bình sữa và để trong tủ lạnh tối đa 24 tiếng.

Bảo quản sữa trong máy hâm khoảng 1 giờ, phòng khi con cần ti ngay
Bảo quản sữa trong máy hâm khoảng 1 giờ, phòng khi con cần ti ngay

3.2. Bảo quản sữa thanh sau khi pha như thế nào?

Thông thường, sữa pha xong bé chưa ti chỉ nên bảo quản trong vòng 1 – 2 giờ ở nhiệt độ thường và 24 giờ trong tủ lạnh sau khi pha. Nếu con đã ti nhưng chưa hết, mẹ nên đổ sữa đi hoặc uống thay con luôn bởi trong sữa đã có nước bọt và vi khuẩn trong miệng con. Mẹ để dành sang cữ sau thì lượng vi khuẩn sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân, không còn đảm bảo đâu ạ.

Như vậy, pha sữa thanh cho bé gồm 5 bước rất đơn giản, mẹ chỉ cần chú ý các nguyên tắc vệ sinh, tỉ lệ pha và nhiệt độ pha phù hợp là con yêu sẽ được ti những dòng sữa ngon lành, đảm bảo chất lượng. Nếu mẹ còn có thắc mắc gì về cách pha sữa thanh cho bé, đừng ngần ngại để lại câu hỏi cho Góc của mẹ ở phần bình luận nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “[HƯỚNG DẪN] Mách mẹ cách pha sữa thanh ĐƠN GIẢN”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

6 cách pha sữa non cho trẻ sơ sinh nổi tiếng hiện nay
6 cách pha sữa non cho trẻ sơ sinh nổi tiếng hiện nay
Pha sữa non cho bé là “nhiệm vụ” hàng ngày nhưng có những mẹ vẫn mắc những sai lầm nho nhỏ trong quá trình pha cho con đó ạ. Mẹ có biết “cách pha sữa non với sữa công thức?” “Pha nước cho trẻ sơ sinh bằng nước gì?” “Pha sữa cho trẻ sơ sinh […]
Cách pha sữa đúng nhiệt độ giúp bé yêu ti ngon miệng nhất!
Cách pha sữa đúng nhiệt độ giúp bé yêu ti ngon miệng nhất!
Nhiệt độ pha sữa tốt nhất cho bé yêu nằm trong khoảng 40 – 70 độ C tùy từng loại sữa, thế nhưng cách pha sữa đúng nhiệt độ như thế nào để đảm bảo an toàn và tiết kiệm thời gian nhất? Đây tưởng chừng như một vấn đề nhỏ thôi nhưng nếu mẹ […]
Cách pha sữa không bị vón cục đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu!
Cách pha sữa không bị vón cục đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu!
Khi pha sữa, nếu mẹ không biết cách sẽ làm sữa bị vón cục, vừa ảnh hưởng đến chất lượng sữa, vừa khiến bé dễ bị sặc. Vì vậy, kỹ năng quan trọng mẹ cần trang bị để con yêu được chăm sóc tốt nhất chính là cách pha sữa không bị vón cục. Để […]
Giỏ hàng 0