Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách cho bé bú bình: Hiệu quả ngay tức khắc

Nếu mẹ có ý định cho bé bú bình hãy giới thiệu đến bé càng sớm càng tốt. Thông thường, các bé không gặp nhiều vấn đề khi làm quen với việc bú bình. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Nếu mẹ đang vật lộn với em bé của mình và không biết cách cho bé bú bình khoa học, thì những tip dưới đây có thể hữu ích cho mẹ yêu đấy.

1. Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình

Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình
Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình

Một trong những lợi ích của việc cho bé bú bình là mẹ, bố, ông bà hay bất cứ người lớn nào cũng có thể thực hiện. Vì vậy, cách luyện cho trẻ bú bình sao cho đúng rất quan trọng. Mẹ phải đảm bảo làm theo những hướng dẫn sau để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ.

Khi mẹ bắt đầu dạy cách cho trẻ bú bình, một vài bé khá thích thú và nhanh chóng thích nghi với việc này. Trong khi đó, những bé khác phải mất một khoảng thời gian để thực hành. Một số phương pháp đúng đắn bao gồm cả việc dỗ dành sẽ hướng dẫn cách cho bé tập bú bình khoa học nhất. Hãy bắt đầu với những bước sau đây nào.

2. Cách cho bé bú bình – Mẹ nên làm gì

2.1. Cách cho bé bú bình: Giờ ăn đã đến

Hãy cho bé biết đã đến giờ ăn bằng cách cho con bú bình như sau. Dùng các đầu ngón tay hay núm ti giả vuốt ve má bé nhẹ nhàng. Điều đó sẽ đánh động và hướng sự chú ý của bé về phía được âu yếm. Nếu bé yêu vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, một giọt sữa trên môi sẽ khiến bé chú ý. 

2.2. Cách cho trẻ bú bình bằng việc lấp đầy ti giả 

Mẹ nên nghiêng bình để sữa có thể lấp đầy phần ti giả
Mẹ nên nghiêng bình để sữa có thể lấp đầy phần ti giả

Mẹ nên nghiêng bình để sữa có thể lấp đầy phần ti giả. Giảm thiểu bọt khí tại phần đầu ti. Nếu không bé chỉ có thể cố gắng bú không khí trong vô vọng. Chuyện này nếu tiếp diễn, bé sẽ chán nản và từ chối bú bình. Điều ấy sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Giữ bé dựa vào tay mẹ trong khi cho bú, không nên cho con nằm ngang trong khi cho bú. Với cách cho em bé bú bình này, sữa sẽ không bị chảy vào tai giữa.

2.3. Cách cho bé bú bình: Những dấu hiệu bé đã no

Nên chú ý những dấu hiệu bé đã no để ngừng đúng lúc. Trẻ sơ sinh đặc biệt trong giai đoạn mới sinh rất khó có cách giúp bé chịu bú bình. Nếu bé chìm vào giấc ngủ ngay khi uống vài chục ml sữa, có thể bé đã đủ no. Trong trường hợp, bé quay lưng với bình sữa sau vài phút bú, có lẽ bé đang bị đầy hơi. Mẹ hãy khuyến khích bé ợ hơi và cho trẻ bú thêm lần nữa. Nếu bé từ chối, hãy coi như đó là dấu hiệu bé đã no.

2.4. Cách cho trẻ bú bình bằng việc chọn ti giả phù hợp

Cách để bé chịu bú bình là phải có một chiếc núm ti phù hợp. Nếu em bé phát ra âm thanh ọc ọc trong khi bú, và xuất hiện dòng sữa chảy ra từ khóe miệng. Có lẽ tia sữa ra quá nhanh. Nếu bé đang nỗ lực để bú và tỏ ra bực bội, thì có thể dòng sữa ra quá chậm. Mẹ có thể nới lỏng nắp một chút để sữa ra dễ dàng hơn hoặc sử dụng một núm ti khác.

Mẹ có thể xem thêm: Ti giả có lợi ích và tác hại gì? Lời khuyên tốt nhất cho mẹ yêu

2.5. Cách cho bé bú bình: Dành tình yêu cho bé

Những cách cho trẻ tập bú bình mang đến cơ hội liên kết và gần gũi với bé
Những cách cho trẻ tập bú bình mang đến cơ hội liên kết và gần gũi với bé

Những cách cho trẻ tập bú bình mang đến cơ hội liên kết và gần gũi với bé. Mẹ hãy dành thời gian này để âu yếm, nhìn vào mắt và nói chuyện cùng bé, hát cho bé một cách nhẹ nhàng. Tiếp xúc gần, da kề da với bé để tăng sự gần gũi và yêu thương cũng là cách giúp bé bú bình hiệu quả.

3. Cách cho bé bú bình – Mẹ không nên làm gì

3.1. Không hâm sữa trong lò vi sóng

Sử dụng lò vi sóng có vẻ rất tiện lợi. Nhưng cách này làm nóng sữa không đồng đều, tạo ra các điểm nóng có thể làm bỏng miệng bé. Cách giúp trẻ bú bình không bị bỏng là mẹ có thể đặt bình sữa dưới vòi nước ấm trong vài phút. Hoặc ngâm bình sữa trong một tô nước ấm hay sử dụng máy hâm sữa. Nếu bé không thích uống sữa nóng, mẹ có thể hoàn toàn bỏ qua công đoạn này. 

Trước khi cho bé bú nên lắc kỹ, sau đó kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt vào phía trong cổ tay. Nếu sữa hơi ấm, mẹ có thể tiến hành cho bé bú.

3.2. Không cho bé bú bình trước giờ ngủ

Bú trước giờ ngủ có thể gây nguy cơ nghẹt thở, nhiễm trùng tai và sâu răng. Xây dựng một giờ ăn hợp lý, và tránh cho bú vào khoảng thời gian bé thường đi ngủ, là cách cho trẻ sơ sinh bú bình khoa học nhất.

Xem thêm:

Cách tập cho bé bú bình, kinh nghiệm bỏ túi cho mẹ yêu

Mẹ nên cbo bé 7 tuần tuổi bú bao nhiêu sữa?

Chia sẻ dành cho mẹ: Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa 1 ngày?

Bú trước giờ ngủ có thể gây nguy cơ nghẹt thở, nhiễm trùng tai và sâu răng
Bú trước giờ ngủ có thể gây nguy cơ nghẹt thở, nhiễm trùng tai và sâu răng

3.3. Cách cho bé bú bình bằng việc không thêm ngũ cốc

Thêm ngũ cốc vào sữa là cách cho bé sơ sinh bú bình ngủ ngon suốt đêm. Đó chỉ là những lời được quảng cáo, và mẹ không nên nghe theo nếu không có lời khuyên từ bác sĩ. Làm thế nào bé có thể bú được khi ngũ cốc thêm vào sữa sẽ khiến bé khó nuốt. Thêm vào đó, bé có nguy cơ quá cân khi ăn nhiều hơn mức cần thiết.

3.4. Không đọc kỹ hướng dẫn

Đừng nhầm lẫn trong việc pha sữa. Có một chế độ dinh dưỡng khoa học đằng sau công thức pha. Vì vậy, cách giúp bé bú bình an toàn là mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn và tuân theo. Việc bổ sung quá nhiều nước có thể khiến thận của bé bài tiết nhiều muối hơn và có khả năng dẫn đến nồng độ muối trong máu thấp. Quá ít nước khi pha sữa khiến bé có nguy cơ mất nước và làm thận quá tải.

4. Cách nhận biết bé đã đủ dinh dưỡng

Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình
Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình

Nếu trẻ không bú bình bố mẹ sẽ lo lắng liệu trẻ có ăn đủ nhu cầu mỗi ngày không, để nhận biết việc trẻ có được cung cấp đủ dinh dưỡng hay không thì cần theo dõi sự phát triển của bé và các dấu hiệu khác:

  • Bé chậm tăng cân hoặc tăng cân không đạt tiêu chuẩn theo tháng tuổi, nếu nhận thấy sau khoảng 2 tuần trẻ học bú bình nhưng không tăng đạt tiêu chuẩn tức là việc cung cấp dinh dưỡng chưa đủ.
  • Bé tiểu ít trong ngày, lượng nước đưa vào cơ thể trẻ lúc này chủ yếu dựa vào việc sử dụng sữa. Nhưng nếu trẻ bú không đủ thì lượng nước tiểu cũng giảm, nước tiểu không trong, mà có màu vàng.

Mẹ có thể xem thêm: BẢNG TIÊU CHUẨN CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH MỚI NHẤT CHUẨN WHO

Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình. Hãy cho trẻ thời gian để tập bú bình, tuy nhiên không nên cho bé tập sớm trước 2 tháng tuổi vì sẽ làm bé nhầm lẫn giữa ti mẹ và ti bình, một số bé có thể bỏ bú mẹ. Dù cảm nhận trẻ bú ít nhưng nếu vẫn lên cân đều đặn thì chứng tỏ trẻ bú đủ không cần lo lắng.

Nếu bé không lên cân hoặc chậm lên cân dù làm mọi cách nên cho bé đi khám dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám cho bé.

Mẹ có thể xem thêm:

5. Phần kết

Không thể phủ nhận những lợi ích của việc bú bình mang lại. Nếu mẹ có ý định cho bé bú bằng bình hãy thực hiện việc đó càng sớm càng tốt. Với một số trẻ, có thể mẹ sẽ phải mất một chút thời gian cùng sự kiên nhẫn. Thay vì cảm thấy mệt mỏi và bực dọc, mẹ hãy tận hưởng thời gian ấy. Đây có thể là lúc mẹ và bé cải thiện tình cảm, tăng sự kết nối yêu thương. Không chỉ trẻ sơ sinh, mẹ yêu cũng hãy học cách cho bé bú bình thông minh nhé!

Nguồn tham khảo: Bé không chịu bú bình, phải làm sao?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách cho bé bú bình: Hiệu quả ngay tức khắc”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bảng tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi
Bảng tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi
Ở mỗi giai đoạn phát triển, lượng sữa bé cần dung nạp không giống nhau. Mẹ cần căn chỉnh dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, cân nặng để trả lời câu hỏi lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? chuẩn xác nhất. Nếu mẹ vẫn còn phân vân […]
4 nguyên nhân bé bú bình hay nhai và cách khắc phục hiệu quả
4 nguyên nhân bé bú bình hay nhai và cách khắc phục hiệu quả
Bé bú bình hay nhai là vấn đề khiến các mẹ “vò đầu, bứt tai” không biết phải làm sao. “Bí kíp” cho mẹ đây ạ! Tất tần tật nguyên nhân và cách xử lý dứt điểm tình trạng này đã được Góc của mẹ bật mí trong bài viết sau! 1. Bé đang trong […]
Bé bú bình phát ra tiếng kêu tặc tặc, khò khè có sao không?
Bé bú bình phát ra tiếng kêu tặc tặc, khò khè có sao không?
Bé bú bình phát ra tiếng kêu “tặc tặc” giống tiếng tặc lưỡi thì không nguy hiểm. Nhưng nếu bé thường xuyên phát ra tiếng kêu “khò khè” thì mẹ cần chú ý vì có thể bé đang mắc các bệnh về đường hô hấp đó ạ! Tại sao lại thế? Mẹ cùng theo dõi […]
6 nguy hiểm khi cho bé bú bình nằm. Đừng chủ quan mẹ ơi!
6 nguy hiểm khi cho bé bú bình nằm. Đừng chủ quan mẹ ơi!
Mẹ không nên cho bé bú bình nằm vì tiềm ẩn nguy cơ không tốt như: Sặc sữa, trào ngược dạ dày, rối loạn giấc ngủ, sâu răng,… Tại sao lại thế? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu tường tận trong bài viết sau nhé! 1. Không nên cho bé bú bình nằm Chăm sóc […]
Giỏ hàng 0