Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 7 tuần tuổi bú ít? Mẹ cần xử lí như nào cho hợp lý?

Bé 7 tuần tuổi là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Đây cũng là thời kỳ căng thẳng của bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ. Trẻ có sự thay đổi trong thời gian biểu ăn, ngủ, chơi và đặc biệt bé 7 tuần tuổi bú ít. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề trên. Bố mẹ cùng đón xem nhé!

1. Sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 7 tuần tuổi

Sang đến tuần thứ 7, trẻ có sự tăng rõ ràng trong cân nặng và chiều dài cơ thể. Nổi bật nhất của trẻ là thường xuyên vươn vai và không còn tư thế khi ở trong bụng mẹ. Sự thay đổi của trẻ còn dẫn theo những vấn đề chung như bé 7 tuần tuổi bú ít, ngủ ít, hay khóc…Bước sang giai đoạn này, bé bắt đầu hứng thu với thế giới xung quanh. Đặc biệt là những vật có màu sắc, âm thanh vui nhộn.

Đối với cơ thể mẹ của bé, đã gần như hoàn toàn bình phục. Nhưng đây là giai đoạn thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ. Vậy nên, mẹ bé cần nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh để tránh bị trầm cảm.

Sang đến tuần thứ 7, trẻ có sự tăng rõ ràng trong cân nặng và chiều dài cơ thể
Sang đến tuần thứ 7, trẻ có sự tăng rõ ràng trong cân nặng và chiều dài cơ thể

2. Biểu hiện của bé 7 tuần tuổi bú ít

Tất cả trẻ sơ sinh cần trung bình từ 600 đến 700ml sữa mẹ mỗi ngày. Ở những trẻ nhỏ hơn, mẹ nên cho bú theo nhu cầu, mỗi ngày cứ cách 2 đến 3 giờ một lần bú.

Nếu mẹ hút sữa ra thay vì cho bé bú trực tiếp thì có thể chọn bình sữa từ 90 đến 180ml. Một số bé có xu hướng bú nhiều hơn những bé khác cùng tuổi. Quan trọng là bé vẫn tăng cân theo đường cong tăng trưởng. Đừng giữ lại sữa vì lo ngại bé tăng cân. Trẻ 7 tuần tuổi có khả năng điều tiết lượng sữa mình cần.

Số lần bú mẹ trong 24 giờ của bé có thể phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố:

  • Bé có khả năng chứa được bao nhiêu sữa trong dạ dày.
  • Mẹ có nhiều hay ít sữa.
  • Tính cách bú của trẻ hay những vấn đề về tiêu hóa của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị các bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày có xu hướng ăn nhiều bữa hơn và lượng sữa ít hơn ở mỗi lần ăn. Hai nguồn sữa chính trong thời gian này là sữa mẹ và sữa công thức. Mẹ nên cho trẻ 7 tuần bú bao nhiêu là đủ? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc ấy.

Mẹ có thể xem kĩ hơn: Mẹ nên cho bé 7 tuần tuổi bú bao nhiêu sữa?

Nếu như mẹ thấy bé bú ít so với lượng như trên, hãy tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này cho bé yêu.

3. Bé 7 tuần bú ít có làm sao không?

Việc bé 7 tuần bú ít về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếuViệc bé 7 tuần bú ít về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếu
Việc bé 7 tuần bú ít sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếu

Việc bé 7 tuần bú ít về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như bé cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ốm yếu. Thậm chí là sẽ thiếu chất hơn so với đồng trang lứa. Đặc biệt là sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ 7 tuần bú ít cũng kém hơn. Hệ miễn dịch cũng bị suy giảm nhiều chức năng hơn. Điều đó hoàn toàn là không nên.

Đây là thời gian mà bé yêu rất cần sự chăm sóc ân cần của mẹ. Mẹ nên tìm hiểu và đưa ra giải pháp cho vấn đề bú ít của bé ngay.

4. Nguyên nhân bé 7 tuần tuổi bú ít

Có rất nhiều giả thuyết đặt ra để giải thích cho vấn đề bé 7 tuần tuổi bú ít. Nhìn chung, có 2 giả thuyết được cho là các chuyên gia khẳng định.

Mẹ có thể đọc thêm: [Giải đáp] Bé lười bú phải làm sao? Đâu là “thủ phạm”?

4.1. Giả thuyết 1: Nguyên nhân bé 7 tuần tuổi bú ít

Sang đến tuần thứ 7, mẹ bé đang gần hoàn thành quá trình hồi phục cơ thể sau sinh nở. Mẹ có sự thay đổi về hormone dẫn đến chỉ số cảm xúc tăng. Bé vẫn còn bú sữa mẹ do vậy nó cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ. Bé dễ nhạy cảm dẫn đến cáu gắt, hay khóc hay hờn. Đôi khi còn bỏ bú hoặc trẻ bú ít. Dù mẹ bé không cảm thấy sự thay đổi của bản thân thì trong giai đoạn này mẹ bé cần cẩn trọng. Tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng đến bé rất nhiều.  Vậy nên, mẹ bé nên giữ cho tinh thần thoải mái và vui vẻ. Hãy đồng hành cùng gia đình để được sẻ chia và được giúp đỡ nhé!

Sang đến tuần thứ 7, mẹ bé đang gần hoàn thành quá trình hồi phục cơ thể sau sinh nở
Sang đến tuần thứ 7, mẹ bé đang gần hoàn thành quá trình hồi phục cơ thể sau sinh nở

4.2. Giả thuyết 2: Nguyên nhân bé 7 tuần tuổi bú ít

Với giả thuyết còn lại, các chuyên gia cho rằng, trẻ trong giai đoạn này đã có sự cảm nhận về sự vận động của thế giới xung quanh. Bé cảm nhận được mùi cơ thể của người luôn bên chăm sóc. Chỉ số cảm xúc của bé cũng tăng. những biểu hiện khóc, hờn,cáu, trẻ bú ít… sẽ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, bố mẹ an tâm giai đoạn này sẽ qua nhanh thôi.

4.3. Các giả thuyết khác: Nguyên nhân bé 7 tuần bú ít

Tình trạng bú ít ở trẻ kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Mẹ có quá nhiều sữa: Sữa nhiều cũng trở thành nguyên nhân để trẻ từ chối bú. Trẻ đang cố để việc bú trở nên thoải mái hơn. Nhưng sữa quá nhiều sẽ khiến bé bị ngợp. Khi tình trạng bị ngợp sữa diễn ra thường xuyên, sẽ khiến trẻ sợ và không còn hứng thú bú nữa.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Nếu bệnh lý trở nên nghiêm trọng sẽ khiến việc bú khó khăn đối với trẻ.
  • Các bệnh lý khác mà trẻ mắc phải cũng khiến trẻ ngại bú thậm chí là bỏ luôn việc bú như: bệnh tai-mũi họng, bệnh tay-chân-miệng, nhiễm trùng, tưa miệng, mọc răng, nhiễm trùng tai.
  • Bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi cũng khiến trẻ khó thở khi bú.
  • Mẹ ít sữa sau sinh nên lượng sữa cung cấp cho trẻ mỗi lần bú không đủ. Việc đó sẽ dẫn tới bé cáu gắt, khó chịu. Không cho trẻ bú đúng lúc hay cho trẻ bú khi trẻ quá đói cũng là nguyên nhân khiến bé chán bú.
  • Tư thế bú khiến trẻ không thoải mái.
  • Sữa mẹ có vị lạ. Trẻ cũng có những mùi vị thích và không quá thích. Sữa mẹ có thể thay đổi mùi vị do chế độ ăn uống hoặc do mẹ dùng các loại mỹ phẩm cho body.
  • Kích thước và hình dạng ti mẹ không thích hợp với bé. Có thể là do đầu ti quá lớn hoặc bị tụt sâu vào trong gây khó bú cho trẻ.
Khi tình trạng bị ngợp sữa diễn ra thường xuyên, sẽ khiến trẻ sợ và không còn hứng thú bú nữa
Khi tình trạng bị ngợp sữa diễn ra thường xuyên, sẽ khiến trẻ sợ và không còn hứng thú bú nữa

5. Cách khắc phục khi trẻ 7 tuần bú ít

Trẻ ở tuần thứ 7 có sự thay đổi nhiều trong thói quen bú. Bé dễ dàng thỏa mãn khi vừa bú một bên ti mẹ và không có như cầu bú tiếp bên ti còn lại. Ngoài ra, bé cũng không còn vừa bú vừa ngủ gật như trước nữa. Việc trẻ bú ít đi là vấn đề hoàn toàn bình thường bố mẹ đừng lo lắng quá. Bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giúp trẻ có thêm lượng sữa:

  • Nếu trẻ không thích bú ti mẹ hoặc trẻ từ chối bú cả bình thì bố mẹ hãy kiên nhẫn. Mẹ có thể sử dụng thìa để đút cho trẻ. Dù biết rằng rất mất thời gian và nạp lượng sữa cùng không được bao nhiêu. Nhưng có còn hơn không và nhiều bé lại chịu uống sữa bằng cách này.
  • Khi cho trẻ bú sữa mà trẻ ngủ gật khi vừa bú được một ít. Mẹ hãy nhẹ nhàng lay bé dậy và cho bé bú tiếp.
  • Nếu trẻ không thích bú ti mẹ có thể sử dụng bình. Mẹ nên sử dụng máy vắt sữa vắt cạn hai bầu sữa. Bởi vì lượng sữa cuối của bầu vú chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Ngoài ra, hút cạn sữa giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn và tránh được các bệnh như tắc tia sữa…
  • Vừa chơi với bé vừa cho bé bú sữa để phân tán sự chú ý của trẻ.
  • Không nên cho bé vừa bú vừa ru vì như thế trẻ sẽ thành thói quen. Chỉ vừa bế vừa ru trẻ mới bú thì bố mẹ sẽ rất vất vả.
Trẻ ở tuần thứ 7 có sự thay đổi nhiều trong thói quen bú
Trẻ ở tuần thứ 7 có sự thay đổi nhiều trong thói quen bú

6. Dấu hiệu bé đã bú no

Nhiều mẹ cho bé bú không biết bé đã bú no hay chưa thì dưới đây sẽ là một số dấu hiệu có thể xác định trẻ bú ít hay trẻ bú nhiều:

  • Tần suất đi tiểu: Nếu bé bú no một ngày bé sẽ tiểu từ 6-8 lần. Nếu số lần đi tiểu của trẻ dưới 5 thì có thể khẳng định bé đang bị đói.
  • Phân của trẻ: Bé bú no mỗi ngay sẽ đi đại tiện 2-3 lần và chất phân đặc và có màu mù tạt vàng. Nếu đi đại tiện ít hơn 2 lần và phân lỏng bố mẹ cần phải tăng lượng sữa cho trẻ.
  • Bé no sẽ có thể hiện cảm xúc như quay mặt đi từ chối sữa hoặc khóc khi cho bé bú sữa.
  • Nếu bé được bú sữa đầy đủ thì mỗi tháng cân nặng của trẻ sẽ tăng trung bình là 500gram.
Nếu bé được bú sữa đầy đủ thì mỗi tháng cân nặng của trẻ sẽ tăng trung bình là 500gram
Nếu bé được bú sữa đầy đủ thì mỗi tháng cân nặng của trẻ sẽ tăng trung bình là 500gram

Trong giai đoạn này được gọi là thời kỳ khủng hoảng của bố mẹ, bé có sự thay đổi. Bé khóc nhiều, bú ít hay ngủ ít. Lời khuyên cho bé là thật kiên nhân và có sự đồng hành của người thân để giúp đỡ chăm sóc trẻ.

Mẹ có thể xem thêm:

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về giai đoạn của trẻ 7 tuần tuổi bú ít. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thể dễ dàng vượt qua được thời kỳ “wonder week này. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo: Bé bú ít hơn bình thường? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 7 tuần tuổi bú ít? Mẹ cần xử lí như nào cho hợp lý?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mẹ hỏi Bác sĩ trả lời: Trẻ sơ sinh mấy tiếng bú 1 lần?
Mẹ hỏi Bác sĩ trả lời: Trẻ sơ sinh mấy tiếng bú 1 lần?
Điều mà các bậc làm mẹ lo lắng nhất sau khi sinh chính là trẻ sơ sinh mấy tiếng bú 1 lần. Đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ, sẽ không tránh khỏi những sự bối rối đối trong những năm tháng con chào đời. Thế nên, bài viết dưới đây sẽ giúp các […]
Danh sách thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ cần tránh
Danh sách thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ cần tránh
Ngoài chế độ nghỉ ngơi thì thực phẩm gây mất sữa sau sinh cũng làm giảm lượng sữa hoặc ức chế lượng sữa tiết ra của mẹ cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ là một điều rất tự nhiên. Trên thực tế, việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có rất […]
TOP 3 tiêu chí vàng khi chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh
TOP 3 tiêu chí vàng khi chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Mẹ đang tìm sữa công thức cho trẻ sơ sinh? Nhưng thị trường hiện nay có quá nhiều loại, khiến mẹ phân vân và khó chọn. Góc Của Mẹ sẽ giải quyết vấn đề này của mẹ bằng 3 tiêu chí vàng dưới đây. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé. Mẹ có thể xem thêm: […]
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú như thế nào mới đúng?
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú như thế nào mới đúng?
Mẹ vừa sinh bé và không biết bao lâu cho bé bú một lần? Thời gian cho trẻ sơ sinh bú mẹ là bao lâu để đảm bảo khoa học? Liệu bé có bị quá đói hay bú quá nhiều so với lứa tuổi sơ sinh? Cùng tìm hiểu cữ bú phù hợp với các […]
Giỏ hàng 0