Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 5 tháng bú ít phải làm sao? – Mẹ cần lời giải đáp

Mẹ không biết bé 5 tháng bú ít phải làm sao? Liệu có vấn đề gì bất thường gây hại đến sức khỏe bé hay không? Chăm con là hành trình rất dài và nhiều lo lắng. Cùng Góc của mẹ điểm qua một số nguyên nhân thường gặp ở bé 5 tháng bú ít.

1. Nguyên nhân bé 5 tháng bú ít

1.1. Cữ bú không hợp lý

Cữ bú thông thường khoảng 2-3 giờ mỗi lần. Mỗi lần mẹ cho bé bú 80-90ml sữa là hợp lý. Mỗi cữ bú như vậy kéo dài khoảng 10-15 phút. Nếu cữ bú rộng ra hoặc hẹp lại, có thể bé chưa kịp tiêu hóa hoặc bị đói nên giảm sức bú. Dưới 6 tháng tuổi mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú theo nhu cầu nhưng vẫn tránh để bé bị đói lả hoặc tránh bắt bé bú liên tục. Bé không nói được nhưng sau mỗi cữ bú bé biểu hiện dễ chịu và thoải mái là tốt nhất.

Cữ bú không hợp lý
Cữ bú không hợp lý

1.2. Mẹ cho bé bú không đúng cách

Tư thế bú và cách cho bé bú ảnh hưởng đến chất lượng bữa bú của bé. Mẹ nên chú ý miệng ngậm bầu vú của bé nên bao trọn quầng vú mẹ. Đầu của bé không quá ngửa hoặc quá gập. Trong một số trường hợp đầu ti của mẹ bị tụt hoặc quá to có thể gây khó khăn cho bé. Tia sữa cũng có thể bị ảnh hưởng bởi ti mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác bú của bé. Nếu tia sữa quá mạnh khiến bé sặc, bé có thể rất sợ bú dẫn đến bỏ bú. Nếu tia sữa yếu, bé bú không tới cữ, bé có thể không thỏa mãn sau bữa bú. Mẹ cần quan sát bé thật kĩ để phát hiện ra vấn đề.

1.3. Sữa mẹ có mùi vị bất thường

Mùi vị bất thường của sữa mẹ có thể do thực phẩm hoặc thuốc mẹ sử dụng. Mẹ nên tham khảo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình dùng trong lúc cho con bú. Ngoài ra có thể do đầu ti mẹ vệ sinh không tốt gây ra mùi khó chịu. Mẹ cần chú ý những điều nhỏ nhất như vậy để đảm bảo bé bú được dễ chịu nhất. Vệ sinh sạch cũng là chìa khóa đảm bảo cho sức khỏe mẹ. Tình trạng nhiễm khuẩn và viêm ở vú cực kì đau đớn mà mẹ không hề muốn mắc phải đâu!

Mùi vị bất thường của sữa mẹ có thể do thực phẩm hoặc thuốc mẹ sử dụng
Mùi vị bất thường của sữa mẹ có thể do thực phẩm hoặc thuốc mẹ sử dụng

1.4. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bé

Rối loạn tiêu hóa có thể vô tình xuất hiện không rõ nguyên nhân ở bé trong giai đoạn bú mẹ. Điều này có thể do ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường hoặc thay đổi chỗ ở. Tình trạng này có thể đi kèm thay đổi tính chất và số lượng phân bé. Bé cũng có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc nhiều hơn hoặc ngủ không ngon. Nếu bé đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, mẹ nên cho bé đi khám để đảm bảo bé không bị mất nước do đi ngoài nhiều và bú ít đi. Nếu bé 5 tháng bú ít ngủ ít, hoặc bé ngủ nhiều li bì, mẹ không thể chậm trễ việc đưa bé đi khám.

Rối loạn tiêu hóa có thể vô tình xuất hiện không rõ nguyên nhân ở bé trong giai đoạn bú mẹ
Rối loạn tiêu hóa có thể vô tình xuất hiện không rõ nguyên nhân ở bé trong giai đoạn bú mẹ

1.5. Bé 5 tháng bú ít do tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng tùy mỗi bé thường có một số phản ứng phụ. Có những bé bị sốt, một số khác mệt mỏi có thể do đau, do sợ. Đây chính là những “stress” của bé khiến con bỏ bú hoặc bú ít đi. Nếu bé vừa mới đi tiêm về, mẹ có thể theo sát sức khỏe của bé. Thậm chí khi mẹ chưa biết bé 5 tháng bú ít phải làm sao, rất có thể tình trạng bú ít của bé sẽ biến mất sau 1-2 tuần khi bé đã ổn định về tâm lý.

1.6. Trẻ ăn dặm sớm

Tầm 5-6 tháng tuổi, sữa mẹ giảm dần. Nhiều mẹ có xu hướng cho trẻ ăn dặm sớm ở tháng thứ 5. Việc thay đổi chế độ ăn khiến bé chưa kịp thích nghi dẫn đến bỏ bú, thậm chí rối loạn tiêu hóa. Do tính chất thức ăn thay đổi, hệ tiêu hóa cần có thời gian thích nghi. Nếu sữa mẹ lỏng, sánh, đầy đủ dinh dưỡng thì thực phẩm ăn dặm có những kết cấu khác nhau với mức độ dinh dưỡng khác nhau và khác sữa mẹ. Cơ thể bé phải thay đổi để tiêu hóa được loại thức ăn mới. Nếu mẹ cho bé ăn dặm ở tháng thứ 5 thì đừng quên chú ý những thay đổi này của bé nhé.

Tìm hiều thêm:

Cho con bú thế nào để đảm bảo sức khỏe bé?

Bú bình hay bú mẹ tốt hơn cho bé?

2. Bé 5 tháng bú ít phải làm sao?

Bé 5 tháng bú ít phải làm sao?
Bé 5 tháng bú ít phải làm sao?

2.1. Cho bé bú đúng và đủ

Có thể nói cho bé bú đúng cách là vấn đề cực kì cần thiết của mỗi bà mẹ. Chỉ khi bé bú đúng thì chất lượng cuộc bú mới được đảm bảo. Mẹ tham khảo thêm một số tư thế bú đúng của bé. Đồng thời mỗi cữ bú nên cách nhau khoảng 2-3h và kéo dài khoảng 10-15 phút. Khi bé thấy đủ thì sẽ tự dừng bú và tập trung vào những thứ khác ở xung quanh hoặc ngủ.

2.2. Ăn dặm sau tháng thứ 6

Ăn dặm ở tháng thứ 6 là mốc khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe. Thời điểm này phù hợp cho bé hơn cả về thể chất và tinh thần. Mẹ không nhất thiết cho bé ăn dặm sớm hơn. Nếu cảm thấy lượng sữa không đủ mẹ có thể thay thế bằng sữa công thức. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm rất có thể tình trạng tiêu hóa của con sẽ gặp nhiều vấn đề hơn.

Ăn dặm ở tháng thứ 6 là mốc khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe
Ăn dặm ở tháng thứ 6 là mốc khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe

2.3. Đến khám bác sĩ nhi khoa

Để đảm bảo không bỏ qua những dấu hiệu bệnh lý ở trẻ, mẹ có thể cho bé đi khám. Có thể tình trạng của con chỉ là một rối loạn tạm thời và không cần dùng thuốc, nhưng bác sĩ chuyên khoa nhi có thể tư vấn sâu thêm về chế độ dinh dưỡng cho bé. Song song với việc quan sát con, mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con bú ít. Việc cần làm là theo dõi cân nặng và tình trạng sức khỏe chung của bé.

Trên đây là một số giải pháp cho câu hỏi bé 5 tháng bú ít phải làm sao. Góc của mẹ hi vọng với bài viết này, me tự tin chăm bé hơn và có thêm kiến thức để quan sát, theo dõi em bé của mình. Góc của mẹ chúc mẹ và con luôn khỏe và vui tươi!

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 5 tháng bú ít phải làm sao? – Mẹ cần lời giải đáp”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0