Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng: Tiết lộ bí quyết con ăn chóng lớn

Thực đơn ăn dặm luôn được tìm kiếm hàng đầu khi bé bước sang tháng 6-7. Lúc này, con đòi hỏi sự cung cấp đa dạng hơn về mặt thể chất để phát triển lớn khỏe. Mẹ nên lưu ngay bí kíp thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng  này nhé.

1. Cách bé bốc tập làm quen với đồ ăn đúng cách

Ban đầu bé chưa quen, răng bé cũng chưa phát triển do đó bạn nên chọn các loại thức ăn dặm mềm, dễ tiêu hóa, không gây hóc cho bé.

Bé mới tập tự bốc ăn sẽ tạo ra sự lộn xộn trong khi ăn. Bạn hãy chuẩn bị khăn ăn và trải một lớp thảm mỏng dưới chân ghế bé ngồi để đảm bảo vệ sinh.

Cho bé tập tự bốc ăn như thế nào?
Cho bé tập tự bốc ăn như thế nào?

Chỉ cho một số lượng thức ăn dạng miếng vừa phải lên đĩa và đặt trước mặt bé để theo dõi bé ăn như thế nào. Bạn có thể thêm khi bé đã ăn hết và có biểu hiện muốn ăn thêm.

Cho bé làm quen với nhiều mùi vị, nhiều loại thức ăn khác nhau trong giai đoạn từ 9 tháng đến 15-18 tháng sẽ có thể ngăn ngừa được thói kén ăn sau này. Trong khi chế biến thức ăn bạn tránh nêm muối, nếu có chỉ cho rất ít để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Thông qua phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy này,  bé cũng sẽ học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng của từng loại thức ăn; do đó, bạn hãy thay đổi thực đơn và thời gian biểu ăn dặm BLW cho bé 7 tháng hàng ngày để bé luôn cảm thấy ngon miệng.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Phương pháp chế biến thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng
Phương pháp chế biến thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng

2.1. Các món ăn dặm tự chỉ huy

Trong quá trình sử dụng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng BLW bé sẽ ăn trực tiếp bằng tay nên có thể bé sẽ bóp nát thức ăn và ở độ tuổi 7 tháng bé vẫn chưa ăn được thực phẩm quá cứng. Vì vậy các mẹ hãy lưu ý độ mềm của thức ăn sau khi nấu sao cho phù hợp.

Để thử độ mềm của thức ăn sau khi nấu mẹ có thể dùng hai đầu ngón tay bóp nhẹ hoặc cho một ít vào miệng rồi dùng lưỡi nghiền nát. Mẹ sẽ tự cảm nhận được với mức độ mềm như vậy bé có dễ ăn hay không.

Mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng giúp kích thích hứng thú mỗi khi ăn. Đây cũng là cách cung cấp thêm đầy đủ chất đạm từ thịt, trứng, các vitamin, khoáng chất cần thiết cho bé trong mỗi bữa ăn. 

Những món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi tự bốc nên là những món mềm, dễ cầm, có kích cỡ vừa phải vì nhỏ quá bé khó cầm, lớn quá bé dễ bị hóc, nghẹn.

Các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng cần lưu ý: 

  • Không nên sử dụng các thực phẩm nhỏ khiến bé dễ bị nghẹn như: cà chua bi, nho hoặc các loại hạt,…
  • Các thực phẩm bé bị ứng hoặc dễ gây dị ứng như: mật ong, hải sản…. Nếu mẹ chưa biết con dễ bị dị ứng với thực phẩm ăn dặm nào nên nấu từng ít một quan sát các phản ứng sau khi bé ăn
  • Các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi không nên sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa các chất bảo quản, nhiều đường không tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa non nớt của bé.

2.2. Cách ăn dặm BLW cho bé 7 tháng đúng

Nhiều mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé thất bại bởi vì sao? Vì có thể mẹ đã chưa chú trọng đến tư thế, cách ngồi ăn của bé khiến bé luôn cảm thấy khó chịu, không muốn ăn. Vậy đâu là cách ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng đúng? 

  • Mẹ nên cho bé ngồi ăn với ghế riêng biệt (ghế cho trẻ em) giúp bé ngồi vững ở tư thế thẳng, hướng mặt bé bàn ăn.
  • Đặt toàn bộ thức ăn của bé trên bàn và hãy để bé tự do ăn muốn theo cách bé thích và món bé thích. Mẹ đừng quá lo lắng bé sẽ vấy bẩn hay ăn không được gọn gàng, hãy để bé tự quyết định cách ăn theo ý thích.
  • Lịch trình ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng tuổi nên được cố định ở một thời gian nhất định, thường kéo dài khoảng 30 phút, để tập thói quen ăn uống đúng giờ. Và không nên ép bé ăn quá nhiều sẽ dễ làm tiêu hóa của bé bị rối loạn và khó hấp thu dinh dưỡng hơn.

Xem thêm:

3. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng 30 ngày

Một bữa ăn dặm của bé cần có tối thiểu 3 món để bé cảm thấy ngon miệng. Các mẹ chỉ cần nấu với số lượng phù hợp với mức ăn của các bé là được.

3.1. Thực đơn ăn dặm BLW tuần 1

Ngày 1: Cá, cà rốt, đậu cô ve, bí đỏ

Cá là món tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng
Cá là món tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng

Nguyên liệu:

  • Cá: 200g
  • Cà rốt: 100g
  • Đậu cô ve: 100g
  • Bí đỏ: 50g

Cách làm:

  • Cá rửa sạch, gỡ bỏ xương, cắt thành khúc nhỏ rồi chiên sơ hoặc luộc.
  • Cà rốt, bí đỏ, đậu rửa sạch, cắt thanh nhỏ rồi mang đi luộc hoặc hấp đều được.

Ngày 2: Cơm, tôm, bông cải xanh, chuối chín

Nguyên liệu:

  • Cơm: 2-3 nắm vừa
  • Tôm: 200g (~ 2-3 con)
  • Bông cải xanh: 100g
  • Chuối chín: 1/2 quả

Cách làm:

  • Cơm sau khi nấu chín thì vo thành viên tròn hoặc hình bầu dục khoảng 2-3 nắm.
  • Tôm luộc làm sạch đem hấp chín, sau đó bỏ vỏ
  • Bông cải rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn với bé, đem luộc (hoặc hấp)
  • Chuối cắt từng khoanh nhỏ

Ngày 3: Thịt gà, đậu cô ve, bắp non, cà rốt

Thịt gà là món tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng
Thịt gà là món tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng

Nguyên liệu:

  • Thịt gà: 200gr
  • Đậu cô ve: 50g
  • Bắp non: 50g
  • Cà rốt: 50g

Cách làm:

  • Thịt gà sau khi làm sạch bỏ xương và luộc chín.
  • Bắp non, đậu cô ve cà rốt cắt khúc rồi hấp hoặc luộc mềm.

Ngày 4: Trứng gà ta, nui, bí ngòi xanh

Nguyên liệu:

  • Trứng gà ta: 1 quả
  • Nui: 50g
  • Bí ngòi xanh: 50g

Cách làm:

  • Trứng gà đánh thật nhuyễn lòng đỏ và lòng trắng trứng, đem chiên
  • Nui đem luộc chín
  • Bí ngòi gọt vỏ, cắt thành miếng vừa ăn với bé, đem luộc (hấp) chín.

Ngày 5: Càng ghẹ (cua), măng tây, su su

Cua là món tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng
Cua là món tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng

Nguyên liệu:

  • Càng ghẹ (cua): 2-3 càng
  • Măng tây: 50g
  • Su su: 5-6 ngọn

Cách làm:

  • Càng ghẹ rửa sạch mang đi hấp, loại bỏ vỏ chỉ lấy phần thịt bên trong.
  • Măng tây cắt thành khúc vừa ăn và rửa sạch
  • Su su rửa sạch có thể cắt khúc hoặc để nguyên ngọn để bé dễ cầm hơn
  • Đem măng tây và su su luộc chín, để ráo.

Ngày 6: Bánh sandwich, thịt bò, dưa leo

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng với các món ăn dặm tự chỉ huy khá phong cách âu

Nguyên liệu:

  • Bánh sandwich: 2-3 miếng
  • Thịt bò mềm: 50g
  • Dưa leo: 1 quả

Cách làm:

  • Bánh sandwich cắt bỏ viền cứng bên ngoài, chỉ lấy phần ruột mềm bên trong.
  • Thịt bò mẹ nên mua phần thịt thăn mềm, không gân. Sau đó thái mỏng đem chiên với bơ.
  • Dưa leo rửa sạch, bỏ vở và ruột, cắt thành những thanh dài cho bé dễ cầm

Ngày 7: Mì sợi, thịt heo nạc, rau cải bó xôi, bơ chín

Nguyên liệu:

  • Mì sợi: 10g
  • Thịt heo nạc: 50g
  • Tau cải bó xôi: 2-3 cây
  • Bơ chín

Cách làm:

  • Mì sợi luộc mềm.
  • Thịt heo nạc đập dập sắt lát mỏng rồi luộc.
  • Cải bó xôi rửa sạch phần lá rồi mang đi hấp.
  • Bơ chín thái khúc để tráng miệng.

Lưu ý: Thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng này sẽ khuyến khích bé ăn thô để tập nhai.

3.2. Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy tuần 2

Ngày 8: Tôm, bông cải xanh, cà rốt, nho

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng

Nguyên liệu:

  • Tôm: 5-6 con
  • Bông cải xanh: 100g
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Nho: 3 – 5 quả

Cách làm:

  • Tôm rửa sạch rồi băm nhỏ để chiên với ít bột hoặc luộc nguyên con.
  • Lấy một ít bông cải xanh và cà rốt luộc mềm.
  • Nho ngâm sơ qua nước muối, rửa sạch bóc vỏ, bỏ hạt cho bé ăn.

Ngày 9: Bún, lươn, khoai lang, sữa chua

Nguyên liệu:

  • Bún: 50-100g (tùy bé)
  • Lươn: 100g
  • Khoai lang: 1/2 củ
  • Sữa chua: 1/2 hộp

Cách làm:

  • Bún chần sơ qua với nước sôi để ráo nước.
  • Thịt lươn sau khi đã làm sạch thì loại bỏ xương, bằm hoặc xay nhuyễn rồi làm chả viên.
  • Khoai lang luộc mềm, cắt thành miếng vừa ăn với bé.
  • Cho bé ăn thêm sữa chua tráng miệng.

Ngày 10: Cháo thịt bò

Nguyên liệu:

  • Thịt bò thăm: 30g
  • Cháo trắng: tùy theo nhu cầu của bé
  • Ớt chuông
  • Nấm rơm
  • Ngô bao tử
  • Dầu oliu
  • Phô mai

Cách làm:

  • Thịt bò thăm (loại bỏ gân nếu có) đem rửa sạch, thái thành các lát nhỏ hoặc băm nhuyễn (tùy theo sở thích và khả năng nhai của bé.
  • Ớt chuông, nấm rơm, ngô bao tử đem rửa sạch và thái thành các hạt lưu nhỏ
  • Xào thịt bò với dầu oliu đến khi tới chín. Tiếp theo cho ngô, nấm và ớt chuông vào đảo đều đến khi chín.
  • Sau khi cháo đã nấu chín (gạo đã được xay nhuyễn) cho hỗn hợp vừa xào vào đảo đều, tắt bếp, rắc thêm một chút phomai

Ngày 11: Cá hồi, đậu cô vê, cà rốt, khoai tây

Nguyên liệu:

  • Cà hồi: 1 miếng (~ 25g)
  • Đậu cô vê: 2-3 quả
  • Cá rốt: 1/2 củ
  • Khoai tây: 1/2 củ

Cách làm:

  • Cá hồi rửa sạch, lọc bỏ lớp da và xương. Sau đó cắt thành những khúc nhỏ rồi chiên sơ với chút gừng để khử mùi tanh.
  • Cà rốt và khoai tây gọt sạch vỏ, cắt thành khúc vừa ăn với bé
  • Đậu cô ve rửa sạch và cũng cắt thành khúc vừa ăn, sao cho bé dễ cầm
  • Đem cà rốt, khoai tây, đậu cô ve mang đi luộc hoặc hấp chín mềm

Lưu ý: Đậu cô ve nhanh chín hơn cà rốt và khoai tây nên mẹ cần chú ý lấy ra trước

Ngày 12: Cháo chim bồ câu và ngô ngọt

Nguyên liệu:

  • Thịt chim bồ câu (đã lọc xương): 20g
  • Bột gạo: 20g
  • Ngô ngọt: 3- 5 hạt
  • Dầu ăn

Cách làm:

  • Ngô ngọt rửa sạch, xay nhuyễn và cho qua ray để lọc bỏ hoàn toàn bã ngô.
  • Thịt chim bồ câu đem rửa sạch, xay nhuyễn. Xào thịt cùng với 1 chút dầu ăn và ngô vừa xay.
  • Nếu bạn có xương chim bồ câu thì đem luộc, lấy nước. Sử dụng nước luộc chim bồ câu pha với bột gạo (không có thì dùng nước lọc) đun với lửa vừa, quấy đều tay, tránh bột bị vón cục lại.
  • Cứ đun như vậy khoảng 5 phút thì cho hỗn hợp chim và ngô vừa chuẩn bị cho vào quấy chung đến khi bột chín thì bắt bếp, đổ ra bát.

Ngày 13: Bơ nghiền

Nguyên liệu:

  • Bơ chín: 1 quả
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm:

  • Lấy phần thịt bơ, thêm sữa và đem xay nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn đến khi tạo thành một hỗn hợp mịn.

Ngày 14: Súp gà khoai môn

Nguyên liệu:

  • Khoai môn: 10g
  • Thịt lườn gà: 20g
  • Bột năng
  • Nước lọc

Cách làm:

  • Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, thái thành các lát mỏng, sau đó đem hấp chín mềm. Tiếp theo, mẹ dùng thìa nghiền nhuyễn khoai môn đến khi mịn
  • Thịt lườn gà rửa sạch, để ráo, sau đó băm nhuyễn.
  • Cho một lượng nước lọc vừa phải vào đun với thịt gà băm nhuyễn đến khi gà chín mềm, thêm một chút bột năng đã hoàn toàn vào, quấy đều. Tiếp theo là cho khoai môn, khuấy đều đến khi tất hòa chín đều là xong.

3.3. Thực đơn ăn dặm cho bé tự chỉ huy tuần 3

Ngày 15: Chào thịt bò sốt cà chua

Nguyên liệu:

  • Thịt băm: 50g
  • Cà chua: 1 quả
  • Cháo trắng: tùy theo khẩu phần ăn mỗi bé
  • Dầu oliu

Cách làm:

  • Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn (hoặc xay nhuyễn)
  • Cà chua rửa sạch, sau đó trần sơ để dễ dàng lột bỏ vỏ hơn. Tiếp theo, cắt bỏ hạt và băm nhỏ phần thịt cà chua
  • Cho một chút dầu oliu xào với thịt bò đến khi vừa chín thì cho cà chua vào xào tiếp đến khi chín
  • Tiếp theo, cho cháo trắng (loại hạt gạo xay nhuyễn) đã chuẩn bị trước vào hỗn hợp thịt bò cà chua vừa rồi, khuấy đều khoảng 1-2 phút. Tắt bếp và bỏ cháo ra bát, đợi cháo còn ấm ấm thì cho bé ăn.

Ngày 16: Mì udon cà chua

Nguyên liệu:

  • Mì udon khô: 10g
  • Thịt gà xay: 1 thìa con
  • Cà chua
  • Bông súp lơ: 2-3 bông nhỏ
  • Dầu thực vật

Cách làm:

  • Mì udon rửa sạch đem luộc chín, sau đó cắt nhỏ
  • Cà chua rửa sạch, trần qua với nước để dễ dàng lột vỏ. Sau đó, cắt bỏ hạt, băm nhỏ cà chua.
  • Súp lơ rửa sạch sau đó xay nhuyễn
  • Xào thịt gà xay với một chút dầu ăn, khi gà chín thì cho mì udon + cà chua + súp lơ và xào đến khi hỗn hợp chín đều.

Ngày 17: Cháo cá quả

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng: 1 bát con (thay đổi theo khẩu phần ăn của bé)
  • Cá quả lọc xương: 10g
  • Rau xanh (rau cải, rau ngót,… theo mùa)
  • Dầu ăn

Cách làm:

  • Cá quả rửa sạch, để ráo sau đó thái nhỏ và đem xay nhuyễn. Cho thêm một ít dầu ăn đảo chín thịt cá
  • Rau xanh đem rửa sạch, xay nhuyễn hoặc dã nhỏ.
  • Cho cháo trắng vào đun chín cùng rau xanh khoảng 2 phút, cho cá vào quấy đều rồi tắt bếp. Đổ cháo cá ra bắt để nguội mới cho bé ăn.

Ngày 18: Bột đậu phụ lòng đỏ trứng gà 

Nguyên liệu:

  • Đậu phụ: 20g
  • Lòng đỏ trứng gà: 1 lòng
  • Bột gạo: 20g

Cách làm:

  • Cho đậu phụ vào luộc lại với nước sôi, vớt ra để ráo nước, mẹ dùng thìa nghiền thật nhuyễn.
  • Hòa bột gạo với nước lọc (tùy sở thích) quấy tan đều
  • Khuấy đều hỗn hợp đậu phụ, lòng đỏ trứng và nước bột gạo.  Sau đó cho vào nồi đun nhỏ lửa, vừa đun vừa quấy đều, thêm một chút dầu ăn. Đun đến khi bột sôi chín đều thì bắt bếp

Lưu ý: Khi bột sôi thì cần cho lửa nhỏ, tránh bị trào và nhiệt độ quá cao sẽ mất các chất dinh dưỡng.

Ngày 19: Bột thịt lơn ray chùm ngây

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g
  • Thịt lợn nạc: 20g
  • Rau chùm ngây: 10-20g
  • Dầu ăn

Cách làm:

  • Thịt lợn nạc rửa sạch, thái nhỏ, sau đó cho vào xay nhuyễn. Tiếp theo đảo qua với một chút dầu ăn
  • Rau chùm ngây lấy phần lá, rửa sạch, cắt nhỏ và cũng đem xay nhuyễn
  • Bột gạo hòa tan với nước lọc, quấy nhẹ tay đến khi bột tan đều (tránh để bị bón cục). Bắc lên đun lửa vừa, quấy bột đều tay để bột chín đều.
  • Bột sôi khoảng được 1 phút, mẹ cho phần thịt và rau ngùm ngây vừa chuẩn bị vào quấy chung tới khi hỗn hợp chín đều, sệt lại là xong.

Ngày 20: Bột gà cà rốt

Nguyên liệu:

  • Thịt gà (phần lườn): 20g
  • Cà rốt: 1/2 củ (~ 10g)
  • Bột gạo: 20g
  • Dầu ăn

Cách làm:

  • Thịt gà rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sau đem xay nhuyễn. Đem xào sơ với một ít dầu ăn
  • Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, bỏ vào xay nhuyễn, lọc qua rây lấy nước.
  • Bột gạo hòa tan với nước lọc, quấy đến khi bột tan vào nước. Sau đó bắc lên bếp đun lửa nhỏ, vừa đun vừa quấy để tránh bột bị bón cục.
  • Khi bột vừa sôi khoảng 1 phút thì cho nước rốt và gà vào quấy đều đến khi bột chín (khoảng 2 phút).

Ngày 21: Bột thịt heo với rau ngót

Nguyên liệu:

  • Thịt heo (phần thịt thăn): 20g
  • Rau ngót: 10g
  • Bột gạo: 20g (tùy khẩu phần ăn của bé)
  • Dầu ăn

Cách làm:

  • Rau ngót lấy phần lá, rửa sạch, xay nhuyễn, lọc qua ray lấy phần nước, bỏ cái.
  • Thịt heo rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, đem xay nhuyễn
  • Bột gạo hoàn vừa đủ với nước rau ngót, quấy tan bột. Bắc lên bếp đun lửa nhỏ đến khi bột vừa chín thì cho thịt heo xay và thêm một chút dầu ăn, tiếp tục đun thêm khoảng 2 phút nữa cho bột chín đều.

3.4. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé tuần 4

Ngày 22: Bột tôm rau cải ngọt

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g
  • Tôm: 2-3 con (~ 20g)
  • Rau cải ngọt: 20g
  • Dầu ăn

Cách làm:

  • Tôm làm sạch vỏ, rút dây chỉ đen ở sống lưng, đem rửa sạch để ráo. Sau đó đem hấp chín tôm và xay nhỏ.
  • Rau cải ngọt mẹ chỉ lấy phần lá, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho rau vào xay nhuyễn, lọc lấy nước qua rây.
  • Hòa bột gạo với nước rau cải ngọt vừa chuẩn bị, quấy đều. Bắc lên bếp đun với lửa vừa, vừa đun vừa quấy đều tay tránh bột bị vón cục.
  • Bột sôi khoảng được 1 phút cho tôm và một chút dầu ăn vào quấy đều, tiếp tục đun thêm khoảng 2 phút là bột chín.

Ngày 23: Bột rau rền

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g
  • Thịt lợn nạc: 20g
  • Rau dền: 20g
  • Dầu ăn

Cách làm:

  • Thịt lợn rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, đem xay nhuyễn. Sau đó đảo chín với một chút dầu ăn
  • Rau dền nhặt lấy phần lá, rửa sạch, thái nhỏ và xay lấy nước, bỏ phần cái
  • Hòa bột gạo với nước lọc, quấy bột tan đều. Sau đó bắc lên bếp đun lửa nhỏ, đến khi sôi được khoảng 1 phút thì cho thịt lợn xay và nước rau dền vào khuấy chung đến khi bột chín (khoảng 2 phút) thì tắt bếp. Đổ bột ra bát, để nguội và cho bé ăn.

Ngày 24: Bột tôm khoai mỡ

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g
  • Tôm: 3-5 con
  • Khoai mỡ: 20g
  • Dầu ăn

Cách làm:

  • Khoai mỡ gọt sạch vỏ, ngâm nước khoảng 15 phút cho ra hết nhựa. Có thể cắt khúc để đem hấp cho nhanh chín. Sau đó dùng thìa nghiền thật nhuyễn.
  • Tôm làm sạch đầu, vỏ và dây chỉ đen ở sống lưng. Sau đó đem xay nhuyễn hoặc bằm nhuyễn đều được.
  • Hòa tan bột với nước lọc, bắc lên bếp đun với lửa vừa. Sau khi bột vừa sôi thì cho tôm và khoai mỡ vừa chuẩn bị vào quấy đều tay đến khi bột chín.

Ngày 25: Cháo táo

Nguyên liệu:

  • Táo: 1 quả
  • Cháo trắng loại hạt nghiền

Cách làm:

  • Táo gọt sạch vỏ, cắt thành các miếng nhỏ sau đó xay nhỏ, lọc qua rây lấy nước
  • Đun cháo trắng với nước táo theo tỷ lệ 1:7 đến khi chín nhừ là được.

Ngày 26: Cháo cá mòi

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Cá mòi khô: 1/2 thìa nhỏ

Cách làm:

  • Rửa cá mòi với nước nóng (2-3 lần) để loại bỏ sạch muối, cắt nhỏ.
  • Đun cháo với cá mòi theo tỷ lệ 1:7 đến khi cháo chín nhừ thì tắt bếp, bỏ ra bát.

Ngày 27: Cà rốt nấu sữa

Nguyên liệu:

  • Cà rốt: 1 củ vừa
  • Sữa bột: 1 thìa lớn

Cách làm:

  • Cà rốt bọt vỏ, rửa sạch, đem luộc (hoặc hấp) chín, nghiền nhuyễn.
  • Pha sữa bột với lượng nước ấm vừa đủ (theo hướng dẫn nhà sản xuất)
  • Trộn đều sữa bột và cà rốt nghiền với nhau, sau đó hâm nóng (hoặc cho vào lò vi sóng khoảng 20s)

Ngày 28: Rau cải bó xôi nấu sữa

Nguyên liệu:

  • Rau cải bó xôi: 2-3 cây
  • Sữa bột

Cách làm:

  • Rau cải bó xôi rửa sạch, luộc chín, thái nhỏ
  • Pha sữa bột với nước ấm (theo hướng dẫn nhà sản xuất)
  • Trộn đều rau cả bó xôi thái nhỏ với sữa bột, hâm nóng trong lò vi sóng khoảng 20s.

Ngày 29: Khoai sọ nghiền

Nguyên liệu:

  • Khoai sọ: 5-7 củ
  • Nước lọc

Cách làm:

  • Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, đem hấp (hoặc luộc) chín mềm. Mẹ dùng thìa nghiền nhuyễn khoai sọ.
  • Pha loãng khoai sọ với nước lọc, đun sôi nhỏ lửa khoảng 1 phút thì tắt bếp, cho ra bát để nguội.

Ngày 30: Rau cải bó xôi trộn ức gà

Nguyên liệu:

  • Thịt ức gà: 100g
  • Rau cả bó xôi: 2-3 cây

Cách làm:

  • Rau cải bó xôi, rửa sạch, đem hấp chín, sau đó cái nhỏ
  • Thịt ức gà rửa sạch, đem luộc, thái nhỏ
  • Trộn ức gà và rau cải bó xôi thái nhỏ với nhau

Các nguyên liệu chuẩn bị và cách chế biến thực đơn BLW cho bé 7 tháng tuổi theo phương pháp Baby Led Weaning khá đơn giản, có thể lấy trực tiếp từ khẩu phần ăn của người lớn. Mẹ sẽ rất “nhàn hạ” và dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc bé khi áp dụng phương pháp bé ăn dặm tự chỉ huy.

4. Lợi ích của thực đơn BLW cho bé 7 tháng

Giai đoạn đầu thực hiện thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi vì đống hỗn độn bé bày ra sau đó
Giai đoạn đầu thực hiện thực đơn BLW cho bé 7 tháng, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi vì đống hỗn độn bé bày ra sau đó

Theo nhiều nhà khoa học phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy –  thực đơn ăn dặm BLW 7 tháng – không chỉ là phương pháp vui vẻ, kích thích bé ăn ngon miệng mà còn giúp bé phát triển kỹ năng vận động của đôi tay và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt. Thông qua ăn bốc, bé học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng… của từng loại thức ăn. Bé cũng sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

5. 3 Lưu ý khi cho bé ăn dặm BLW tháng thứ 7

Bé ăn gì ra nấy nhiều khi đồ ăn ra của con vẫn nguyên đồ con ăn: Mẹ đừng lo quá. Phân sống như vậy là bình thường. Do đồ ăn còn mới nên các bé chưa tiêu hoá được hết. Dần bé sẽ thích nghi và tiêu hóa hết nhé

Một bữa ăn của bé gồm những loại gì:1 bữa ăn nên có đủ 3 nhóm: tinh bột, đạm, xơ vitamin. Trong đó tinh bột không nhất thiết đến từ cơm mà có thể thay bằng khoai, nu, mì. Đạm cũng tương tự k nhất thiết phải là ăn thịt mà có thể đổi bằng các loại hạt, đậu…

Cách chế biến thịt cá trong thực đơn ăn dặm BLW 7 tháng như nào:

  • Thịt thử các loại thịt gà, bò, lợn, luộc mềm, xào với rau, kho nhạt… hoặc làm chả, giò cũng rất tiện.
  • Cá thì mua lóc xương sẵn về kiểm tra lại rồi bọc giấy bạc nướng, hoặc hấp, chiên, áp chảo…Tuy nhiên cá chỉ nên cho ăn 1 đến 2 bữa 1 tuần thôi.

Chú ý: Giai đoạn 7 tháng tầm gần sang tháng thứ 8 các bé sẽ học thêm kỹ năng bốc nhón nên bố mẹ chủ đồ chế biến 1 loại thức ăn cắt theo hình dạng hạt lựu để bé tập nhé.

  • Nếu sợ hóc hoặc chưa xử lý được thì nên mua các dạng như sữa chua khô hoặc bánh ăn dặm cho bé tập trước

Khi bé thành thạo việc bốc nhón thì bố mẹ giới thiệu thìa vào bữa ăn cho bé để các e bé tập. Chú ý chế biến các món ăn dạng sốt đặc, sinh tố..để bé tập xử lý. Nên ngồi ăn cùng con để con có thể học hỏi được từ bố mẹ.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng: Tiết lộ bí quyết con ăn chóng lớn”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy giúp mẹ “nhàn tênh”
Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy giúp mẹ “nhàn tênh”
Cũng như các phương pháp ăn dặm khác, ăn dặm chỉ huy cho bé BLW có những ưu điểm của riêng mình giúp chúng được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, có nhiều mẹ vẫn chưa biết cách lên thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé như thế nào cho hợp lý. […]
Mọi điều mẹ cần biết về Ăn dặm BLW – Ăn dặm Tự Chỉ Huy
Mọi điều mẹ cần biết về Ăn dặm BLW – Ăn dặm Tự Chỉ Huy
Cùng với ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm BLW hiện đang được rất nhiều mẹ Việt áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ cảm thấy hoang mang khi mới tìm hiểu về phương pháp này. Ăn dặm BLW là như thế nào? Làm thế nào để cho […]
Ăn dặm kiểu BLW – Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Ăn dặm kiểu BLW – Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Hiện nay ngoài phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và phương pháp ăn dặm BLW là lựa chọn của nhiều bà mẹ. Phương pháp ăn dặm BLW – ăn dặm kiểu Baby Lead Weaning là tên gọi tắt của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Ăn dặm kiểu […]
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy – Mẹ cần lưu ý gì?
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy – Mẹ cần lưu ý gì?
Khi bé yêu được khoảng 6 tháng tuổi cũng là lúc bé bước vào thời kì ăn dặm. Đa phần các mẹ sẽ cho bé làm quen với phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống. Phương pháp này đã có từ khá lâu và cũng dễ dàng cho mẹ thực hiện. Bên cạnh phương pháp […]
Giỏ hàng 0