Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Khi nào cho bé ăn bánh ăn dặm và các lưu ý mẹ cần “thuộc làu”

Khi nào cho bé ăn bánh ăn dặm? Cho con ăn dặm thế nào là đúng mẹ nhỉ? Tổ chức y tế thế giới khuyên mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi, đồng thời lưu ý lựa chọn đúng loại bánh và cho bé ăn đúng cách để con được phát triển toàn diện. Cùng Góc của mẹ khám phá về bánh ăn dặm – sự lựa chọn cho những bước chân đầu tiên trên hành trình ăn dặm của con mẹ nhé!

Bắt đầu cho trẻ ăn bánh dặm khi trẻ tròn 6 tháng 
Bắt đầu cho trẻ ăn bánh dặm khi trẻ tròn 6 tháng

1. 6 tháng – Độ tuổi quyết định cho bé ăn bánh ăn dặm

Khi nào cho bé ăn bánh ăn dặm? 6 tháng tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của con trưởng thành hơn, sữa mẹ cũng không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho con nữa rồi. Con cần được bổ sung thức ăn thô giàu dưỡng chất để tập kỹ năng nhai nuốt và đảm bảo sự phát triển toàn diện. Vì thế, bánh ăn dặm dạng xốp, dễ tan trong miệng là lựa chọn tuyệt vời ngay cả với bé 6 tháng tuổi chưa mọc răng. Đây cũng là cách hiệu quả áp dụng cho bé không chịu ăn dặm

Với bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi, ăn dặm sớm có thể đem lại sự “phiền phức” hơn là giúp con chóng lớn đấy mẹ ạ. Vì khi đường ruột con chưa sẵn sàng, thiếu nhiều enzyme để phân giải thức ăn đặc, con có thể bị tiêu chảy kéo dài, thường xuyên chướng bụng, nôn trớ.

Rau quả trong chế độ ăn dặm đêm đến cho bé nhiều chất dinh dưỡng hơn chỉ là uống sữa
Khi nào cho bé ăn bánh ăn dặm nên cho bé ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn là uống sữa

2. Lợi ích khi cho bé ăn bánh ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi

Bắt đầu chế độ ăn mới toanh bằng bánh ăn dặm hoặc ăn dặm kiểu Nhật đem lại cho bé 4 lợi ích:

2.1. Rèn kỹ năng nhai nuốt và ăn đồ ăn thô

Bánh ăn dặm với độ giòn nhất định, vị ngọt vừa phải sẽ kích thích con tiết nước bọt, rèn luyện kỹ năng nhai thức ăn trước khi nuốt. Đây là bước đệm quan trọng giúp con làm quen với thức ăn thô, chuẩn bị cho giai đoạn ăn đồ ăn cứng hơn như cơm hoặc rau củ sau này. 

2.2. Rèn kỹ năng cầm nắm

Khi được 6 tháng tuổi, bàn tay con đã có khả năng cầm nắm những vật nhỏ rồi mẹ ạ. Những chiếc bánh ăn dặm thiết kế dạng que, dạng lát dẹt, hình bi nhỏ… sẽ giúp con thực hành thuần thục kỹ năng cầm đồ vật. Có những chiếc bánh ngon miệng, đẹp mắt, con tự giác cầm ăn mà không cần ai giúp, cực nhàn mẹ nhỉ! 

Bánh dặm với nhiều hình dạng khác nhau rèn đôi tay tinh tế cho con 
Khi nào cho bé ăn bánh ăn dặm mẹ nên chọn Bánh ăn dặm với nhiều hình dạng khác nhau rèn đôi tay tinh tế cho con

2.3. Đa dạng thực đơn ăn dặm

Thị trường bánh ăn dặm tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng, cả về kiểu dáng và mùi vị. Vì thế, nếu việc lên thực đơn cho các “cục vàng” biếng ăn nhà mình làm mẹ mệt mỏi, thử tậu ngay vài hộp bánh ăn dặm cho con ăn bữa xế. Với các hương vị thơm ngon như phô mai, bí đỏ, khoai lang, rong biển… bé sẽ háo hức mỗi khi đến bữa ăn đấy mẹ ạ.

Đa dạng thực đơn ăn dặm của bé với bánh dặm bên cạnh cháo, bột mẹ nhé
Đa dạng thực đơn ăn dặm của bé với bánh dặm bên cạnh cháo, bột mẹ nhé

2.4. Nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu, nhất là chất xơ, canxi và DHA

Chất xơ làm chậm các chuyển động đẩy thức ăn trong ruột bé. Khi chất xơ đi qua một đoạn ruột sẽ đồng thời kéo đi các mảnh thức ăn, không để thức ăn tồn dư khiến con chướng bụng. Canxi và DHA giúp hệ cơ xương của con cứng cáp hơn, nhất là trong giai đoạn này bé chuẩn bị tập đi, bước chân con sẽ vững vàng hơn nhiều đó mẹ

 

 

Nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu, nhất là chất xơ, canxi và DHA
Nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu, nhất là chất xơ, canxi và DHA

Xem thêm:

3. Dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn bánh ăn dặm

Ngoài xem xét về độ tuổi, quan sát những dấu hiệu bé đã sẵn sàng để đưa ra quyết định cho bé ăn bánh ăn dặm cũng rất quan trọng. Thấy một trong 3 dấu hiệu này, nghĩa là bé nhà mình đã sẵn sàng thử bánh ăn dặm rồi đấy:

 1 – Bé ngồi vững và giữ đầu thăng bằng: Mẹ nên cho bé ăn bánh khi con ngồi vững, tránh việc bé vừa nằm vừa ăn gây nghẹn, trào ngược dạ dày, sâu răng. Tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan để bé tự ăn bánh mà không có sự giám sát của người lớn. Luôn để ý đến con yêu mẹ nhé!

Con ngồi vững rồi, con muốn ăn nhiều hơn để có thể đứng lên mẹ ơi
Con ngồi vững rồi, con muốn ăn nhiều hơn để có thể đứng lên mẹ ơi

 2 – Bé phối hợp được tay, mắt và miệng: Mẹ quan sát được điều này khi bé chơi. Con có thể nhìn theo đồ chơi mẹ cầm, lấy chúng từ tay mẹ và đưa vào miệng. Sự phối hợp này đồng nghĩa con đã sẵn sàng tự ăn được bánh ăn dặm mẹ đưa một cách độc lập. 

Với được và “thử” hết các loại đồ chơi trong nhà, đã đến lúc cho con ăn dặm rồi mẹ ơi
Với được và “thử” hết các loại đồ chơi trong nhà, đã đến lúc cho con ăn dặm rồi mẹ ơi

 3 – Bé không còn hứng thú với sữa: Cũng giống như người lớn, bé chỉ mãi ti sữa rất dễ ngán, thậm chí biếng ăn, bỏ ăn, chậm lớn. Con từ chối bình sữa nhiều lần chứng tỏ đã đến lúc bổ sung những chiếc bánh ăn dặm thơm ngon, đa dạng mùi vị, giúp bé yêu hứng thú hơn và ăn được nhiều hơn.  

Bé ti sữa lâu rất dễ ngán và không hợp tác 
Bé ti sữa lâu rất dễ ngán và không hợp tác

4. Bánh ăn dặm chỉ là bữa phụ trong ngày cho bé

Tuy tiện lợi, nhanh chóng nhưng bánh ăn dặm vẫn chỉ là bữa phụ, không thể thay thế những nguyên liệu tươi ngon, hương vị nguyên bản của món bột, hay cháo mẹ nấu. Mẹ cho con ăn 1 – 2 lần/ngày, giữa khoảng thời gian của 2 bữa chính mẹ nhé.  

Ban đêm nếu bé đói hoặc đòi ăn, mẹ nên pha sữa để con ti thay vì cho con ăn bánh ăn dặm. Hàm lượng tinh bột cao trong bánh rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu, con khó ngủ mà mẹ trông bé cũng rất vất vả. 

Bánh ăn dặm là một món ăn phụ trong thực đơn ăn dặm của con
Bánh ăn dặm là một món ăn phụ trong thực đơn ăn dặm của con

5. Lưu ý khi lựa chọn bánh ăn dặm cho bé

Mẹ lưu lại 4 tiêu chí sau đây để chọn được bánh ăn dặm vừa hợp khẩu vị, vừa “ưng” bụng con nhé: 

1 – Chú ý độ tuổi

Cũng giống như sữa công thức, tỷ lệ thành phần, hàm lượng chất trong những loại bánh khác nhau sẽ phù hợp độ tuổi khác nhau. Mẹ đọc kỹ thông tin trên bao bì hoặc hỏi người bán hàng để chọn loại bánh phù hợp với con nhé. Bánh dặm ăn không đúng độ tuổi không đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp cho con đâu mẹ ạ.

2 – Thành phần dinh dưỡng

Một số bé có cơ địa dị ứng với đạm bò, bột ngô, hải sản. Đừng quên đọc thành phần trước khi chọn mua để tránh gây dị ứng mẹ nhé!

3 –  Chọn đúng hình dạng bánh 

Ngoài hương vị thơm ngon, hình dạng bánh sẽ quyết định bé có thích bánh ăn dặm không. Mẹ nên chọn bánh dài cho bé từ 6 – 7 tháng vì giai đoạn này con có khả năng cầm, nắm đồ vật trong lòng bàn tay. Với bé 8 tháng trở lên, những ngón tay xinh đã phát triển toàn diện và linh hoạt hơn, dễ dàng cầm chắc các vật nhỏ, mẹ chọn bánh hình tròn, hình sao nhỏ… cho con nhé.

Chọn đúng hình dạng bánh vừa khiến bé thích thú mà còn giúp bé dễ cầm 
Chọn đúng hình dạng bánh vừa khiến bé thích thú mà còn giúp bé dễ cầm

4 – Thương hiệu

Thương hiệu uy tín đi đôi với chất lượng và sự an toàn tốt nhất cho con yêu. Mẹ tham khảo và đọc review kỹ về từng hãng để chọn được “chân ái” cho mẹ và bé nhé.

5 – Vệ sinh tay, miệng trước và sau khi ăn: Sử dụng khăn khô đa năng sấp nước ấm hoặc khăn ướt chuyên dùng cho bé sơ sinh để lau tay mẹ, tay bé trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn. Sau khi ăn, mẹ dùng khăn lau sạch miệng bé và vụn bánh còn vương lại để đảm bảo vệ sinh, tránh kích ứng, mẩn đỏ.

Mẹ nhớ lau miệng và tay bé trước và sau khi ăn bánh ăn dặm nhé
Mẹ nhớ lau miệng và tay bé trước và sau khi ăn bánh ăn dặm nhé

Như vậy, mẹ đã biết được khi nào cho bé ăn bánh ăn dặm rồi. Nếu bé đã đủ 6 tháng tuổi, mẹ bổ sung vào các bữa phụ của con những chiếc bánh ăn dặm hấp dẫn, chắc chắn con sẽ thích mê đó. Nếu còn băn khoăn, mẹ bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh nhất và đừng quên chia sẻ với Góc của mẹ những câu chuyện đáng yêu trên hành trình ăn dặm của bé nhà mình nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khi nào cho bé ăn bánh ăn dặm và các lưu ý mẹ cần “thuộc làu””

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

5 QUY TẮC ĂN DẶM – BÍ KÍP “VÀNG” TRONG LÀNG CHĂM CON
5 QUY TẮC ĂN DẶM – BÍ KÍP “VÀNG” TRONG LÀNG CHĂM CON
Bé đến độ tuổi ăn dặm rồi, liệu mẹ có biết 5 quy tắc ăn dặm này? Hãy cùng tìm hiểu ngay những nguyên tắc ăn dặm cho bé nhé! Nhà Mamamy mách bạn những mẹo chăm con tuyệt vời để “bé khỏe, mẹ yên tâm”! 1. 5 quy tắc ăn dặm mẹ cần ghi […]
Ăn dặm bị tiêu chảy ở trẻ có phải là điều đáng lo?
Ăn dặm bị tiêu chảy ở trẻ có phải là điều đáng lo?
Bước vào tháng thứ 6, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Thói quen ăn uống có sự thay đổi dẫn đến một vài hiện tượng không thể tránh được trong đó có tiêu chảy. Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu? Mẹ cần phải làm gì khi con bị tiêu chảy? Làm […]
“Bỏ túi” ngay 7 nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ phải nhớ!
“Bỏ túi” ngay 7 nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ phải nhớ!
Khi con bước vào thời kỳ ăn dặm, không ít cha mẹ còn bỡ ngỡ với việc cho con ăn dặm thế nào phải không? Cả nhà mình đừng lo! Những nguyên tắc ăn dặm cho bé sau đây sẽ giúp bố mẹ nắm bắt được cách cho con ăn dặm ngay thôi! 1. Con […]
Giỏ hàng 0