Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Hiểu đúng về ăn dặm: Mọi Điều Căn Bản Của Ăn Dặm

Ăn dặm – chủ đề mỗi mẹ đều quan tâm khi bé sắp được 6 tháng tuổi. Trước khi đi vào loạt bài viết chi tiết về thực đơn ăn dặm cho bé, Góc của mẹ muốn các mẹ hiểu đúng về ăn dặm để cho con ăn đúng cách trước. Khi hiểu đúng, các mẹ sẽ làm đúng, hạn chế được những trường hợp không mong muốn. Vì vậy, hãy đọc bài viết này ngay, các mẹ nhé!

1. Tại sao bé cần ăn dặm?

Để hiểu đúng về ăn dặm, hẳn là nhiều người sẽ thắc mắc tại sao cần cho bé ăn dặm, khi mà sữa mẹ hay sữa công thức đều có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho bé? Lí do là sau 6 tháng, trẻ sơ sinh bắt đầu cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tất nhiên là bé vẫn cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bé một tuổi.

Ăn dặm đúng cách giúp bé hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn dặm đúng cách giúp bé hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng

Trong 6 tháng đầu tiên của bé, hệ thống tiêu hoá và miễn dịch của bé dần phát triển toàn diện hơn. Cơ thể em bé sẵn sàng để tiêu hoá thức ăn dạng rắn. Đây là lúc các mẹ có thể tập ăn dặm blw cho bé.

2. 3 giai đoạn ăn dặm

2.1. Giai đoạn 1: 4 đến 6 tháng

Khi bé được 6 tháng tuổi, về lý thuyết các mẹ có thể cho bé ăn hầu hết các loại thức ăn, và thử những món mới khá nhanh. Dưới đây là một số thực phẩm các mẹ có thể cho bé ăn dặm: 

  • Các loại rau nấu chín hoặc xay nhuyễn. Ví dụ: khoai tây, khoai lang, rau mùi tây, cà rốt, bí, bông cải xanh hoặc súp lơ
  • Trái cây xay nhuyễn. Ví dụ: táo chín, lê, xoài, đu đủ, quả bơ, chuối
  • Ngũ cốc trộn với sữa bé uống hàng ngày

Khi bé có thể ăn bằng thìa, mẹ có thể đa dạng món ăn dặm cho bé:

  • Thịt, cá hoặc thịt gà xay nhuyễn. Các mẹ nhớ nấu kỹ và loại bỏ xương
  • Đậu lăng/ đậu Hà Lan/ các loại đậu khác  xay nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn

2.1.1. Kết cấu đồ ăn dặm cho bé

Ban đầu các bé ăn thức ăn được xay nhuyễn. Sau đó, các bé có thể nhanh chóng học cách nhai thức ăn mềm, đặc hơn.

Các phương pháp chế biến đồ ăn dặm cho bé trong giai đoạn này đã được Góc của mẹ tổng hợp, mẹ tham khảo tại đây nhé!

Đồ ăn dặm cho bé nên xay nhuyễn
Đồ ăn dặm cho bé nên xay nhuyễn

2.1.2. Kỹ năng bé cần học

  • Lấy thức ăn từ thìa
  • Đưa thức ăn vào miệng để nuốt

2.2. Giai đoạn 2: 6 đến 9 tháng

Đây là khoảng thời gian bé có thể thử món ăn dạng nghiền hoăc băm nhỏ, thay vì xay nhuyễn như trước. Các mẹ có thể dựa vào từng bữa ăn của bé để bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu tinh bột. Một số loại sau rất tốt cho bé:

  • Cơm
  • Yến mạch
  • Mỳ ống
  • Khoai tây

Bên cạnh tinh bột, bé cũng cần thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn:

  • Trứng nấu chín
  • Sản phẩm từ sữa
  • Thịt nạc đỏ, thịt gia cầm
  • Đậu lăng

2.2.1. Kết cấu đồ ăn dặm cho bé

Thực phẩm nghiền, băm nhỏ với cục mềm. Ngoài ra còn các phương pháp làm mềm đồ ăn dặm khác như mài, rây,…

2.2.2. Kỹ năng bé cần học

  • Di chuyển thức ăn trong miệng
  • Nhai
  • Tự ăn bằng tay
  • Uống nước từ cốc

2.2.3. Những thực phẩm các mẹ có thể cho bé bốc bằng tay

  • Những miếng trái cây mềm: xoài, chuối, đu đủ, kiwi,…
  • Rau nấu chín: súp lơ, bông cải xanh, cà rốt,…
Chuối cắt miếng nhỏ giúp bé tập ăn
Chuối cắt miếng nhỏ giúp bé tập ăn

2.2.4. Đồ uống cho bé

Ngoài sữa, các bé có thể uống những đồ uống khác. Từ 6 tháng tuổi trở lên, bé có thể uống nước trái cây. Các mẹ pha loãng nước trái cây với nước thường, tỉ lệ 1:10. Thay vì cho vào bình sữa, các mẹ có thể cho nước ra cốc thuỷ tinh/ cốc dảnh riêng cho bé. Đây là cách giúp bé học cách uống nước từ cốc.

2.3. Giai đoạn 3: từ 9 đến 12 tháng

Các mẹ có thể cho bé ăn những loại thực phẩm ở trên. Nếu mua bất kỳ thực phẩm đóng gói sẵn cho bé, các mẹ nhớ kiểm tra thành phần và chọn sản phẩm có lượng muối và đường thấp nhất.

2.3.1. Kết cấu đồ ăn dặm cho bé

Thực phẩm cắt nhỏ, băm nhỏ, hoặc những loại thực phẩm mềm để bé bốc ăn bằng tay (chuối chín, rau luộc,…). 

2.3.2. Kỹ năng bé cần học

  • Nhai thức ăn băm nhỏ
  • Tự ăn bằng thìa

3. Những thứ không nên cho bé dưới một tuổi ăn

Mật ong không nên sử dụng cho bé dưới 1 năm tuổi
Mật ong không nên sử dụng cho bé dưới 1 năm tuổi

Có một số thực phẩm và thành phần các mẹ nên lưu ý không cho bé ăn nếu bé dưới 1 tuổi.

  • Muối, vì thận của bé chưa được như người lớn.
  • Mật ong. Ngay cả khi bé bị ho, các mẹ không nên dùng mật ong cho bé giai đoạn này. Bởi thỉnh thoảng, trong mật ong có thể chứa một loại vi khuẩn có thể gây độc cho ruột bé.
  • Đường. Nên sử dụng đường tự nhiên từ trái cây cho bé: chuối, đu đủ. 
  • Chất tạo ngọt nhân tạo.
  • Một số loại cá, vì chúng có thể chứa thuỷ ngân.
  • Trà hoặc cà phê. Chất tanin trong trà có thể ngăn cơ thể bé hấp thụ chất sắt trong thức ăn đúng cách.
  • Thức ăn ít chất béo. Phô mai có hàm lượng calo thấp, sữa chưa tách béo,… đều không phù hợp với bé. Hãy luôn cho bé ăn những thực phẩm đầy đủ chất béo, các mẹ nhé.

Lưu ý khi ăn dặm, tránh các thực phẩm không tốt và cho con ăn đúng cách là rất quan trọng trong giai đoạn ăn dặm

3.1. Một số thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho bé

  • Động vật có vỏ sống hoặc chưa được nấu chín
  • Trứng luộc lòng đào, trứng sống
  • Pate ga

4. Dị ứng thực phẩm

Một số bé có thể dị ứng với một số loại thực phẩm. Chẳng hạn đậu phộng. Vì vậy, các mẹ nên để ý thật kỹ mỗi khi cho bé ăn bất kỳ thứ gì. Nên cho bé với lượng nhỏ và quan sát phản ứng của bé.

Trên đây là những thông tin về ăn dặm các mẹ có thể tham khảo. Những thông tin này phần nào giúp các mẹ hiểu đúng về ăn dặm, cho con ăn đúng cách hơn. 

Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hiểu đúng về ăn dặm: Mọi Điều Căn Bản Của Ăn Dặm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Gia vị cho bé ăn dặm: Cách sử dụng đúng và 6 loại hạt nêm cho bé tốt nhất
Gia vị cho bé ăn dặm: Cách sử dụng đúng và 6 loại hạt nêm cho bé tốt nhất
Khi bé bắt đầu học ăn dặm, nhiều bố mẹ băn khoăn không biết trẻ mấy tháng ăn được gia vị, nên dùng gia vị cho trẻ ăn dặm 6 – 7 tháng tuổi nào tốt nhất, bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn khá non nớt. Và mong muốn tìm được […]
Thực phẩm ăn dặm cho bé: Bảng Thực Phẩm Chuẩn Nhất
Thực phẩm ăn dặm cho bé: Bảng Thực Phẩm Chuẩn Nhất
Với nhiều bố mẹ lần đầu nuôi con, chắc hẳn sẽ rất bỡ ngỡ về thực phẩm ăn dặm cho bé. Rằng thực phẩm nào là nên, thực phẩm nào là không nên và những dinh dưỡng mà bố mẹ cần biết từ các thực phẩm ăn dặm cho bé. Nay mọi điều bố mẹ […]
Cho bé ăn dặm đúng cách: Những Nguyên Tắc Bất Di Bất Dịch
Cho bé ăn dặm đúng cách: Những Nguyên Tắc Bất Di Bất Dịch
Cho bé ăn dặm đúng cách là một việc khá khó khăn đối với các mẹ lần đầu có con. Bởi mẹ cần nắm rõ thực đơn cho trẻ ăn dặm đúng cách và cả thời gian, dụng cụ,…  Hiểu được điều này, ở phần nội dung tiếp theo Góc của mẹ sẽ chia sẻ […]
Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!
Cho trẻ ăn dặm thế nào? Mẹ phải biết những “bí kíp” sau đây!
Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Ăn dặm còn giúp bé hoàn thiện khả năng ăn uống, làm quen với những thức ăn mới. Vậy, khi nào con có thể ăn dặm? Nên cho trẻ ăn dặm thế nào? Những “bí kíp” nào dành cho […]
Bé ăn dặm: 10 Luật Bất Thành Văn Mẹ Không Thể Bỏ Qua
Bé ăn dặm: 10 Luật Bất Thành Văn Mẹ Không Thể Bỏ Qua
Ăn dặm là khoảng thời gian cha mẹ bổ sung các chất dinh dưỡng cho con, em bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Nhiều người nghĩ rằng cho bé ăn dặm đúng cách rất dễ. Nhưng mẹ ơi, có rất nhiều hiểu lầm mà có thể mẹ cũng đang mắc phải đấy! Hãy […]
Giỏ hàng 0